Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án

Tải về

Tổng hợp 10 đề thi học kì 2 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh, sự giao hòa của con người với con người và những ước vọng chính đáng vê cuộc ống ổn định, phồn vinh. Cây nêu được làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa. Ngọn của cây nêu có hình lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan); hai tia gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).”

(Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Ngữ văn 6, tập 2, bộ Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 3. Cây nêu trong Lễ cúng Thần Lúa mang biểu trưng ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện mối giao hòa giữa con người với thần linh

B. Thể hiện sự giao hòa của con người với con người

C. Thể hiện những ước vọng chính đáng về cuộc sống ổn định, phồn vinh

D. Tất cả đáp án trên

Câu 4. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là hoạt động thuộc lĩnh vực nào sau đây?

A. Hoạt động kinh tế

B. Hoạt động chính trị

C. Hoạt động văn hóa

D. Hoạt động thể thao

Câu 5. Theo đoạn trích, các tia trên ngọn cây nêu được trang trí như thế nào và mang những biểu tượng gì?

Câu 6. Trong câu văn: “Trong lễ cúng Thần Lúa, cây nêu là biểu trưng nhiều ý nghĩa, …”, bộ phận nào là trạng ngữ và dùng để nêu thông tin gì?

Câu 7. Quê hương em có lễ hội văn hóa nào, hãy viết 2-3 dòng giới thiệu về lễ hội đó (hoặc giới thiệu về một lễ hội mà em biết)

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Theo em, vì sao phải chung tay bảo vệ hành tinh xanh (môi trường) của chúng ta. Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến của em.

Câu 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một tiết (buổi) hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp của lớp (trường) em.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

Ngọt ngào và nỗi đau luôn song hành cùng nhau trên bước đường đời của con. Hạnh phúc của con có thể đến từ những điều ngọt ngào, cũng có thể đến từ những nỗi đau con gánh chịu. Điều quan trọng là con phải biết nhận ra hạnh phúc đang ở ngay trong cuộc sống của mình, đừng chỉ đi tìm một hạnh phúc ngọt ngào xa xôi mà con hay mường tượng”.

(Phạm Thị Ngọc Diễm, Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc ?, SGK Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Đoạn trích trên viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2. Từ nào sau đây là từ Hán Việt?

A. Nỗi đau

B. Song hành

C. Đường đời

D. Ngọt ngào

Câu 3. Theo tác giả, “hạnh phúc của con” có thể đến từ đâu?

A. Những điều ngọt ngào

B. Từ những nỗi đau

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 4. Nghĩa của từ “song hành” là gì?

A. Đi cùng nhau, cùng sóng đôi, song song với nhau

B. Đi một mình đơn độc, không có ai bầu bạn

C. Đi bộ, đi bằng đường bộ

D. Đi xa

Câu 5. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?

A. Cha mẹ nói với con

B. Con nói với cha mẹ

C. Học sinh nói với thầy cô

D. Học sinh nói với bạn

Câu 6. Cụm từ “điều quan trọng” được đặt ở đầu câu văn (câu thứ 3) nhằm mục đích gì?

A. Để tạo sự liên kết với câu văn trước đó

B. Nhấn mạnh ý nghĩa của lời khuyên được đưa ra trong câu văn

C. Để tạo ra sự nhịp nhàng trong cách diễn đạt

D. Là cách viết ngẫu nhiên, không nhằm mục đích gì

Câu 7. Em hãy rút ra cho mình một bài học sau khi đọc văn bản trên.

Câu 8. Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) miêu tả cánh đồng lúa quê hương. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Trong các từ sau, đâu là từ mượn tiếng Hán, đâu là từ mượn các ngôn ngữ khác?
thế giới, a-xit, ghi đông, cộng đồng, ti vi, đơn độc, gian nan, video, sính lễ, độc giả, in-tơ-nét, sứ giả

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học”.

(Học thầy, học bạn, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2. Đoạn văn trên bàn luận về vấn đề gì?

A. Vai trò của người thầy

B. Vai trò của việc học

C. Vai trò của kinh nghiệm sống

D. Vai trò của nghiên cứu khoa học

Câu 3. Trong số các phương án sau đây, đâu là thành ngữ?

A. Người thầy hiểu biết

B. Kinh nghiệm truyền thụ

C. Tôn sư trọng đạo

D. Nghiên cứu khoa học

Câu 4. Từ nào sau đây khác các từ còn lại?

A. Hiểu biết

B. Dìu dắt

C. Truyền thụ

D. Cuộc đời

Câu 5. Theo tác giả, người thầy giúp ta “làm nên một việc gì xứng đáng” phải là người thầy như thế nào?

A. Người thầy hiểu biết

B. Giàu kinh nghiệm truyền thụ

C. Người thầy nhân hậu

D. A và B đúng

Câu 6. Câu văn: “Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất”, bộ phận “Trong cuộc đời mỗi người” có chức vụ ngữ pháp gì?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Trạng ngữ

D. Không xác định

Câu 7. Ghi lại ít nhất hai câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ có hình ảnh người thầy hoặc nói về việc học.

Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cụm từ mở rộng thành phần câu.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Đọc đoạn văn sau:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?

2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Câu 2. Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì rét trong đêm giao thừa.

Ngày mồng một đầu năm hiện lên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao diêm đã hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “Chắc nó muốn sưởi ấm!”. Nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.

(Han Cri-xti-an An-đéc-xen, Truyện cổ An-đéc-xen, Nguyễn Văn Hải – Vũ Minh Toàn dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 546 – 549)

Câu 1. Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. A và B đúng

Câu 2. Đoạn văn trên viết về nội dung gì?

A. Cái chết của Cô bé bán diêm

B. Viết về những người đi chơi tết

C. Hoàn cảnh cô đơn của cô bé bán diêm

D. Những ảo mộng của cô bé bán diêm

Câu 3. Thời gian diễn ra sự việc trên vào lúc nào?

A. Ngày cuối năm

B. Ngày mồng một đầu năm

C. Lễ Tạ ơn

D. Lễ Tình nhân

Câu 4. Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?

A. Những bao diêm

B. Những cái kì diệu

C. Hai bà cháu

D. Đang mỉm cười

Câu 5. Từ tử thi là từ Hán Việt hay thuần Việt?

A. Hán Việt

B. Thuần Việt

Câu 6. Đặt một câu với từ huy hoàng.

………………………………………………………………………………….

Câu 7. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Theo em, vì sao tác giả lại miêu tả em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười.

Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chia sẻ những tình cảm của em dành cho cô bé bán diêm qua đoạn trích.

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Nêu rõ công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

(Đào Vũ) 

c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

d) Ngược lên miền núi cao, ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các cung đèo Hà Giang; vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa; vẻ đẹp hùng vĩ của thác Bản Giốc. Bất cứ nơi đâu, con người đều có thể có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp sơn thủy hữu tình trên dải đất hình chữ S này. 

Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

… Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm, không quan tâm tới những chuyện diễn ra xung quanh mình. Họ không hề mảy may trước những cảnh tượng bất bình, đau khổ, cũng như không biết chiêm ngưỡng, tán thưởng những điều mang lại cho mình những cảm xúc tích cực.

(…) Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng. Gia đình chính là môi trường đầu đời hình thành nên những cảm xúc yếu thương, lòng nhân ái, giáo dục và trang bị cho trẻ những chuẩn mực đạo đức, giúp họ học cách lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Khi người lớn sống có trách nhiệm, quan tâm tới nhau, có những hành vi, ứng xử đẹp, mang tính nhân văn thì đó sẽ là tấm gương để giới trẻ noi theo. Cùng với gia đình, nhà trường nên trang bị cho thanh, thiếu niên những kỹ năng sống thiết thực, biết giúp đỡ mọi người, khơi dậy ở họ lòng nhân ái và tinh thần đấu tranh trước cái xấu và cái ác. Xã hội phải đề cao và tôn vinh vì cộng đồng; tôn vinh và phát huy các giá trị truyền thống và đạo lý của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Có như vậy, lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ mới bị đẩy lùi, xã hội ta mới phát triển trong sự hài hòa và nhân văn.

(Theo http://tuyengiao.bacgiang.gov.vn/, ngày 27/06/2018)

 

Câu 1. Mở đầu đoạn trích, người viết nêu lên thực trạng gì?

A. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đang sống vô cảm

B. Hiện nay các bạn trẻ rất thông minh, năng động

C. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sẵn sàng xả thân vì cộng đồng

D. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có hành vi ứng xử đẹp, giàu nhân văn

Câu 2. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “vô cảm”?

A. Vô cảm là tỏ ra lạnh nhạt, không hề quan tâm, để ý tới, không hề có chút tình cảm gì

B. Vô cảm là không có cảm xúc, không có tình cảm (trước những tình huống đáng ra phải có)

C. Vô cảm là rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức

D. Vô cảm là phản ứng tâm lí theo hướng tích cực với sự kích thích của hiện thực khách quan.

Câu 3. Để đẩy lùi lối sống vô cảm trong các bạn trẻ, theo người viết, đó là trách nhiệm của ai?

A. Trách nhiệm của gia đình

B. Trách nhiệm của nhà trường

C. Trách nhiệm của xã hội

D. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội

Câu 4. Khi lối sống vô cảm trong xã hội, trong giới trẻ được đẩy lùi, xã hội sẽ như thế nào?

A. Kinh tế phát triển vững mạnh

B. Đất nước phát triển trong hòa bình, hữu nghị

C. Xã hội phát triển trong sự hài hòa và nhân văn

D. Môi trường học tập lành mạnh, trong sáng

Câu 5. Theo tác giả, xã hội cần phải đề cao, trân trọng những con người như thế nào?

Câu 6. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Gia đình, nhà trường và xã hội có một vai trò hết sức quan trọng.

Câu 7. Theo em, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào để đẩy lùi lối sống vô cảm trong giới trẻ?

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) về vai trò của nhà trường đối với mỗi người.

Câu 2. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ “Mây và sóng” (R. Ta-go)

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi…” thể hiện khát khao khám phá của cậu bé trong bài thơ Những cánh buồm, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?

A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn

B. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn

C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau

D. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm

Câu 3. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?

A. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch

B. Thường diễn ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 3 âm lịch

C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch

D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch

Câu 4. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Câu 5. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là?

A. Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm tinh tế

B. Thủ pháp đối lập

C. Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Đâu là nghĩa chuyển của từ “quả”?

A. Quả tim

B. Qủa dừa

C. Hoa quả

D. Qủa táo

Câu 7. Đâu không phải đề tài phù hợp thuyết minh thuật lại một sự việc?

A. Thuyết minh sông Cửu Long

B. Hội chợ sách

C. Hội khỏe Phù Đổng ở trường hoặc địa phương em

D. Lễ hội dân gian (hội Đền Hùng, hội Gióng, hội làng…)

Câu 8. Các từ: pa-ra-pôn, in-tơ-net, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?

A. Từ mượn tiếng Anh

B. Từ mượn tiếng Pháp

C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha

D. Từ mượn tiếng Ấn Độ

Câu 9. Lẵng quả thông là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Kịch

Câu 10. Đáp án nào dưới đây nhận định đúng về con người Thạch Lam?

A. Ông là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và tinh tế

B. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học

C. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân

D. Ông là người tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động

Câu 11. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Nhưng cái vui của Sơn không được bao lâu. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già:

- Mợ tôi đi đâu hở vú?

- Chị Lan và cậu cứ ăn cơm trước đi. Mợ còn đi ăn giỗ đến trưa mới về.

Mẹ Sơn với cái âu đồng, lấy tiền đưa cho bác Hiên:

- Đây, tôi cho mượn năm hào cầm về mà may áo cho con.

Khi bác Hiên bước ra khỏi cửa, mẹ Sơn vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm ôm vào lòng mà bảo:

- Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?

 (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa

B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn

C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên

D. Sự lo lắng của chị em Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo

Câu 12. Thuyết minh là gì?

A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bảy tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tục ngữ Việt Nam có câu:

Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ.

Câu 2. Em đã thực hiện những chuyến đi xa, khám phá và trải nghiệm nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, học hỏi được nhiều điều mới lạ… Em hãy kể về một chuyến đi và trải nghiệm khó quên.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu?

A. Đọc sách, báo

B. Tìm hiểu các trang web

C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau

B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau

C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt

D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp

Câu 3. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân”

A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị

B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng cụm chủ - vị

C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị

D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị

Câu 5. Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

B. Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động

C. Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày

D. Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng

Câu 6. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh

D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói

Câu 7. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Thuyết minh là gì?

A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 9. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Anh

B. Ben-gan

C. Hin-đi

D. Tiếng Đức

Câu 10. Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Kịch

Câu 11. Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ…

A. Chuyện cổ nước mình

B. Mây và sóng

C. Những cánh buồm

D. Hoa bìm

Câu 12. Đâu là nhận xét đúng nhất về người ông trong văn bản Con muốn làm một cái cây?

A. Hiền lành, yêu thương con cháu

B. Khéo léo và có nhiều kiến thức về cây cối

C. Nghiêm nghị đối với con cháu

D. Hung dữ, nóng tính

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Câu 2. Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Nội dung của đoạn trích sau là gì?

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

A. Giới thiệu về nhà vua

B. Quyết định tốn kém của nhà vua

C. Lời khuyên của anh người hầu

D. Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình

Câu 2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Đáp án khác

Câu 3. Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 4. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh

C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói

Câu 5. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

A. Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính

C. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

D. Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Câu 6. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạp phức tạp

B. Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đúng

Câu 7. Thuyết minh là gì?

A. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

B. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bảy tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 8. Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

(Ngữ văn 7 tập 2)

A. Kết thúc một câu

B. Thông báo lời hội thoại

C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 9. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Câu 11. Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

A. Đồng sức đồng lòng

B. Bằng mặt nhưng không bằng lòng

C. Chung lưng đấu cật

D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 12. Một biên bản cần đảm bảo yếu tồ gì về mặt nội dung?

A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

C. Bảo đảm tính xác thực

D. Tất cả đáp án trên

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2. Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Khi trình bày bài nói, chúng ta không nên làm gì?

A. Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước

B. Trình bày từ khái quát đến cụ thể

C. Nhìn tập trung vào một điểm trong lớp học để nhớ lại nội dung nói

D. Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,…) với bài nói.

Câu 2. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:

A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo

B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội

C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình

Câu 3. Văn bản Cô bé bán diêm thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích

B. Tùy bút

C. Tiểu thuyết

D. Truyện thần thoại

Câu 4. Đối với Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào?

A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa

B. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ

C. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa

D. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô

Câu 5. Chọn khái niệm đúng về đoạn văn:

A. Đoạn văn gồm nhiều từ tạo thành

B. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành

C. Đoạn văn là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên câu

D. Đoạn văn bao gồm một hay nhiều câu

Câu 6. Theo văn bản Ngày môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, “ngày môi trường” ở đây chỉ điều gì?

A. Chăm chỉ làm việc

B. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

C. Thực hiện hành động bảo vệ môi trường sống

D. Tiết kiệm điện

Câu 7. Văn bản Chiếc lá cuối cùng gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy yêu đời và nắm trọn từng khoảnh khắc sống

B. Yêu thương và sẻ chia sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn

C. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Con là… là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Kịch

Câu 9. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Nghị luận

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 10. Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?

1. Con ngựa đá con ngựa đá

2. Con kiến bò đĩa thịt bò

3. Học sinh học sinh học

A. Không có tấc dụng gì cả

B. Làm cho câu nói thú vị hơn

C. Khiến cho câu nói dễ hiểu

D. Đáp án khác

Câu 11. Dấu chấm phẩy dùng để?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đúng

Câu 12. Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Tục ngữ Việt Nam có câu:

Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ.

Câu 2. Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Dấu ngoặc kép không quan trọng nên không cần thiết phải sử dụng trong các văn bản, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, quán chợ nào đã được tác giả nhắc tới?

A. Cu Đơ

B. Trà Long

C. Đo Đo

D. Sương Mơ

Câu 3. Dòng nào ghi đầy đủ những hoạt động của lũ trẻ vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè với hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong?

A. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, công kênh trèo nhau lên cây, thi xem ai can đảm và khéo léo hơn

B. Reo hò, chạy lên đồi, chơi bịt mắt bắt dê và trốn tìm dưới bóng râm mát rượi

C. Reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi, hái hoa, bắt bướm dưới tán lá xào xạc, dịu hiền

D. Reo hò, nhảy múa và thi hát những bài ca về quê hương giàu đẹp dưới gốc cây

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm thơ của Y Phương?

A. Mạnh mẽ, chân thực và trong sáng

B. Bình dị, nhẹ nhàng

C. Tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi

D. Đậm bản sắc vùng cao

Câu 5. Hiện tượng từ nhiều nghĩa là gì?

A. Nghĩa xuất hiện đầu tiên được gọi là nghĩa gốc, từ nghĩa gốc suy ra nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ

B. Là việc tạo ra nhiều nghĩa mới cho từ

C. Hiện tượng từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

D. Một từ có thể gọi tên được nhiều sự vật, hiện tượng

Câu 6. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt là gì?

A. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

B. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

C. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

D. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

Câu 7. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nói về nội dung gì?

A. Kể lại sự tích Thánh Gióng

B. Tìm hiểu về nguồn gốc Thánh Gióng

C. Bàn luận về nhân vật Thánh Gióng

D. Lý giải vì sao Thánh Gióng được tôn vinh

Câu 8. Hình ảnh “mây và sóng” trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go biểu tượng cho điều gì?

A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống

B. Vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên

C. Tặng vật trời đất

D. Những gì không có thực trong đời

Câu 9. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 10. Trong đoạn trích Hai cây phong, hình ảnh hai cây phong lúc hiện ra trước mắt mọi người được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

A. Như những đốm lửa vô hình

B. Những ngọn hải đăng đặt trên núi

C. Hai người khổng lồ

D. Như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát

Câu 11. Sự thông cảm, tình thương yêu cùa nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?

A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời

B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười

C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm

D. Tất cả đáp án trên

Câu 12. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

A. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con

B. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha

C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con

D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 7-8 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề: nên tôn trọng sự khác biệt hình thức của mọi người, không nên chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác

Câu 2. Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại một chuyến đi và trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close