Câu tục ngữ khẳng định rằng cái hay của bài văn là ở tính hàm súc, ý nghĩa chứ không nhất thiết phải dài dòng. Nếu dài dòng mà diễn đạt lủng củng, rườm rà thì đó cũng chẳng phải là một bài văn hay.
Câu tục ngữ thể hiện quan niệm dạy dỗ con của nhân dân ta từ xưa. Thương con nên dùng roi vọt để răn dạy điều hay lẽ phải. Còn trái lại, nếu không thương thì sẽ cho “chơi”, nói những lời ngon ngọt, dễ nghe. Từ đó, câu này khuyên con người phải biết đề phòng với những lời nói ngọt ngào vì sự thật đằng sau lời nói dễ nghe đó chưa chắc đã tốt, còn người nói khó nghe cũng chưa hẳn xấu.
Câu tục ngữ đã đưa ra cho chúng ta bài học về ý chí, nghị lực. Để đạt được thành công, chúng ta sẽ gặp nhiều thử thách, khó khăn; chỉ khi chúng ta kiên trì, quyết tâm, dám vượt qua chông gai thì mới gặt được trái ngọt.
Câu tục ngữ đã khuyên mọi người cần phải chăm chỉ, cần mẫn học tập, làm việc, thường xuyên phát triển bản thân. Có như vậy, chúng ta sẽ có cuộc sống đủ đầy, sung túc.