Thành ngữ chỉ hiện tượng tâm lý thông thường của con người: khi ở xa nhau, ít khi gặp nhau thì luôn cảm thấy quý hóa, yêu mến nhau; còn khi đã ở gần nhau, vì va chạm, xảy ra nhiều xung đột nên sinh ra ghét bỏ, không coi nhau ra gì.

Xa thơm gần thối.


Thành ngữ chỉ hiện tượng tâm lý thông thường của con người: khi ở xa nhau, ít khi gặp nhau thì luôn cảm thấy quý hóa, yêu mến nhau; còn khi đã ở gần nhau, vì va chạm, xảy ra nhiều xung đột nên sinh ra ghét bỏ, không coi nhau ra gì.

Giải thích thêm
  • Xa: ở xa, ít gần nhau.

  • Thơm: tốt, được người khác mến mộ.

  • Gần: ở sát nhau, có thể có những mâu thuẫn.

  • Thối: ý chỉ sự ganh ghét, ghét bỏ.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Đừng xa thơm gần thối, hãy trân trọng những người thân yêu bên cạnh mình khi họ còn ở đây.

  • Cậu không ở gần nó nên vẫn ngưỡng mộ nó. Phải ở gần thì cậu mới biết hết tật xấu của nó đó, xa thơm gần thối mà.

  • Các cụ hay bảo xa thơm gần thối, thế nên những người ở cạnh nhau nên đối xử khéo léo để tránh trở nên “thối” trong mắt những người xung quanh.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa:

  • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

  • Máu chảy ruột mềm.

close