BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VĂN - Lớp 10


Bài 1: Thần thoại và sử thi

Chủ đề này giúp học sinh phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật) của truyện thần thoai, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau. Nhận biết và sửa chữa đươc lỗi dùng từ về hình thức ngữ âm, chính tả và ngữ nghĩa, có thói quen cân nhắc trong việc sử dụng những từ ngữ để diễn đạt chính xác, đạt hiệu quả giao tiếp. Đồng thời có tấm lòng cảm phục và trân trọng những người anh hùng, những giá trị nhân văn cao đẹp, tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hóa trên thế giới.

Bài 2: Thơ tự do

Chủ đề này giúp học sinh phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ,…) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề,…) trong bài thơ trữ tình (thể thơ tự do) viết về đề tài quê hương, đất nước. Thực hành phân tích giá trị của một số biện pháp tu từ đã được học. Hướng học sinh yêu quý, tự hào, có trách nhiệm với quê hương, đất nước, trận trọng, biết ơn các thế hệ đi trước.

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

Chủ đề này giúp học sinh phân tích được một số yếu tố hình thức và nội dung của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề, thông điệp,… Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo hoặc tuồng. Nhận biết và sửa chữa được các lỗi lặp từ, dùng từ không đúng quy tắc ngữ phát, không hợp phong cách ngôn ngữ. Viết được bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm. Hướng học sinh biết trân trọng phẩm chất tốt đẹp, đồng cảm với số phận bi kịch và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ; phê phán những thói hư tật xấu của con người.

Bài 4: Văn bản thông tin

Chủ đề này giúp học sinh phân tích được cách đặt nhan đề, vai trò và mối liên hệ giữa các chi tiết, sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản. Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản. Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, mục đích và quan điểm của người viết. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân. Đồng thời thể hiện được quan điểm, thái độ sống tích cực, tiến bộ, có văn hóa.

Bài 5: Tiểu thuyết và truyện ngắn

Chủ đề này giúp học sinh nhận biết, phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng,…) và một số hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…) của tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhận biết được đặc điểm, tác dụng và biết sử dụng biện pháp tu từ chêm xen. Bên cạnh đó, hướng học sinh biết quý trọng giá trị của hòa bình, xúc động trước những tình cảm cao quý, phẩm chất tốt đẹp và cảm thông, chia sẻ với những người đã chịu nhiều mất mát, hi sinh.

Bài 6: Thơ Đường luật

Chủ đề này giúp học sinh phân tích và đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,… Phân tích sự khác nhau về nghĩa của môt số cách sắp xếp trật tự từ trong câu, từ đó nhận diện, phân tích và sửa được các lỗi về trật tự từ trong bài viết, bài nói. Hướng học sinh trân trọng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tâm sự và sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thơ trung đại, có ý thức và yêu thích việc nghiên cứu.

Bài 7: Văn bản nghị luận

Chủ đề này giúp học sinh nhận biết và phân tích được nội dung, mối quan hệ của luận đề, luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu. Xác định được ý nghĩa văn bản, phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Phân tích được ý nghĩa văn bản, phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận. Hướng học sinh biết giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn cáo đẹp (yêu thương, chia sẻ, cảm thông,…) trân trọng và yêu thích khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học.

Bài 8: Thơ văn Nguyễn Trãi

Chủ đề nàu giúp học sinh vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Phân tích và đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp của con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của đại thi hào cho sự phát triển của văn học dân tộc. Hướng học sinh biết đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hóa và lịch sử dân tộc, về người anh hùng dân tộc – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi.