BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA - Lớp 11
F.2 Bài tập phản ứng oxi hóa anken
F.3 Bài tập phản ứng cộng của anken
F.4 Phản ứng trùng hợp anken - điều chế và ứng dụng của anken
F.5 Lí thuyết chung về ankađien
F.7 Bài tập phản ứng oxi hóa ankin
F.8 Bài tập phản ứng cộng của ankin
F.9 Bài tập phản ứng của ankin có nối ba đầu mạch với dung dịch AgNO3/NH3
H.2 Bài tập thế H của nhóm OH ancol
H.3 Bài tập phản ứng đốt cháy ancol
H.4 Bài tập phản ứng oxi hóa không hoàn toàn ancol
H.5 Bài tập phản ứng tách nước của ancol
H.6 Bài tập phản ứng của ancol với axit
H.7 Điều chế và ứng dụng của ancol - Bài tập độ rượu
H.8 Phenol
I.1 Lí thuyết chung về anđehit
I.2 Bài tập oxi hóa hoàn toàn anđehit
I.3 Bài tập phản ứng oxi không hoàn toàn anđehit
I.4 Bài tập phản ứng cộng (H2) anđehit
I.5 Điều chế, ứng dụng của anđehit
I.6 Lí thuyết chung về axit cacboxylic
I.7 Bài tập tính axit của axit cacboxylic
I.9 Bài tập đốt cháy axit cacboxylic
I.10 Điều chế và ứng dụng của axit cacboxylic
I.11 Tổng hợp bài tập anđehit - xeton hay và khó
I.12 Tổng hợp bài tập axit cacboxylic hay và khó
I.13 Ôn tập chương 9
Chương 1. Sự điện li
Đây là chương mở đầu của lớp 11 với nội dung chủ yếu là lý thuyết. Trong chương này, học sinh cần nhớ được khái niệm của sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Ngoài ra cần nhận biết được axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối theo A-rê-ni-út. Áp dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li vào các bài tập phương trình phản ứng và biết các tính pH của dung dịch
Chương 2. Nito – Photpho
Chương này nói về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm VA đó là nito và photpho. Để học tốt chương này, chúng ta cần nắm được vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của nito, photpho và một số hợp chất quan trọng của hai nguyên tố này như: amoniac, muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit photphoric và muối photphat, một số phân bón hóa học… Các bài tập của nito cũng rất quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong các đề thi đại học
Chương 3. Cacbon - Silic
Chương này nói về hai nguyên tố đặc trưng của nhóm IVA đó là cacbon và silic. Ở chương này, chúng ta cần nhớ vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất hóa học, ứng dụng của cacbon, silic; thành phần, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của cacbon và silic: CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, SiO2, H2SiO3, muối silicat. Trong chương 3, chúng ta thường gặp các bài tập của CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, đây là dạng bài tập quan trọng và xuất hiện trong đề thi đại học
Chương 4. Đại cương về hóa học hữu cơ
Chương đại cương về hóa học hữu cơ mở ra một trang mới của hóa học, khái quát về các chất hữu cơ. Vì vậy chương này rất quan trọng, học sinh cần nắm vững kiến thức chương này để có cái nhìn tổng quan về hóa học hữu cơ và giúp cho chúng ta dễ dàng phán đoán các tính chất của các phân tử hữu cơ ở các chương sau. Nội dung chính của chương này là phân loại hợp chất hữu cơ, các công thức biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ và các phương pháp xác định công thức này, một số phản ứng tiêu biểu trong hóa học hữu cơ, thuyết cấu tạo hóa học
Chương 5. Hidrocacbon no
Đây là nội dung quan trọng của chương trình hóa học lớp 11, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, đề kiểm tra. Để học tốt chương này, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về ankan, xicloankan, công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí, tính chất hóa học. Chương này xuất hiện trong đề thi đại học cả ở dạng lí thuyết và bài tập. Các câu hỏi lí thuyết sẽ thường hỏi về đồng phân, các câu hỏi bài tập thường sẽ là bài tập đốt cháy.
Chương 6. Hidrocacbon không no
Đây là một chương khá quan trọng của chương trình hóa học lớp 11, thường xuất hiện trong các đề thi đại học, đề kiểm tra ở cả 2 dạng là lí thuyết và bài tập. Vì vậy, học sinh cần nắm vững khái niệm, tính chất hóa học, ứng dụng của anken, ankin và ankadien để từ đó viết được đồng phân và làm các bài tập liên quan đến liên kết п.
Chương 7. Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hidrocacbon
Để học tốt chương 7, học sinh cần nhớ khái niệm về hidrocacbon thơm, đặc điểm cấu tạo của hidrocacbon thơm, tính chất hóa học đặc trưng của benzen và dãy đồng đẳng, ứng dụng của một số hidrocacbon thơm tiêu biểu. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ ôn lại kiến thức bằng cách phân biệt được những điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của hidrocacbon thơm với ankan, anken
Chương 8. Dẫn xuất halogen – ancol – phenol
Ở chương 8, chúng ta cần nắm vững khái niệm, đặc điểm liên kết, cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của dẫn xuất halogen, ancol và phenol. Phần bài tập tính toán của chương này thì các câu hỏi sẽ xoay quanh về tính chất hóa học và một số ứng dụng quan trọng của ancol và phenol
Chương 9. Andehit – Xeton – Axit cacboxylic
Đây là chương cuối cùng của chương trình hóa học lớp 11 nhưng cũng rất quan trọng, thường xuyên xuất hiện trong đề thi đại học và các đề điểm tra. Ở chương này, học sinh cần nắm vững khái niệm, cách phân loại, gọi tên, tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế của andehit, xeton và axit cacboxylic. Phản ứng tráng bạc, mất màu nước brom là một trong những phản ứng điển hình của các chất nhóm này