Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Giải bài tập 3 trang 24 SGK Lịch sử 7

Đề bài

Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 7 trang 23, 24 để trả lời.

Lời giải chi tiết

- Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:

+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh

+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:

Phương Đông

Phương Tây

- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không là người đứng đầu cơ quan pháp luật.

- Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ.

- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế...

- Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề, vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close