Trắc nghiệm Bài 26. Ứng dụng của nam châm điện - Vật Lí 9

Câu 1 :

Nam Châm điện được sử dụng trong thiết bị:

  • A

    Máy phát điện

  • B

    Làm các la bàn

  • C

    Rơle điện từ

  • D

    Bàn ủi điện.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện được sử dụng trong rơle điện từ

Câu 2 :

Loa điện hoạt động dựa vào:

  • A

    Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

  • B

    tác dụng từ của nam châm lên ống  dây có dòng điện chạy qua.

  • C

    tác dụng của dòng điện lên dây dẫn  thẳng có dòng điện chạy qua.

  • D

    tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

Câu 3 :

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

  • A

    Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non

  • B

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

  • C

    Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa

  • D

    Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Trong loa điện, lực làm cho màng loa dao động phát ra âm là: Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

Câu 4 :

Xét các bộ phận chính của một loa điện:

(1) Nam châm

(2) Ống dây

(3) Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

  • A

    (2)

  • B

    (3)

  • C

    (2), (3)

  • D

    (1)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau

=> Bộ phận trực tiếp gây ra âm là màng loa

Câu 5 :

Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

  • A

    Chuông điện

  • B

    Rơle điện từ

  • C

    La bàn

  • D

    Bàn là điện

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

La bàn là vật có sử dụng nam châm vĩnh cửu

Câu 6 :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng gì?

  • A

    Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông

  • B

    Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

  • C

    Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông

  • D

    Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu. Rơle điện từ có tác dụng đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

Câu 7 :

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

  • A

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được

  • B

    Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh

  • C

    Loa kêu như bình thường

  • D

    Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa không kêu vì lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được nên không phát ra được âm thanh.

Câu 8 :

Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện:

  • A

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

  • B

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

  • C

    Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.

  • D

    Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây có ít vòng, lõi bằng thép.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng tính chất của nam châm điện

+ Vận dụng lý thuyết về sự nhiễm từ của sắt, thép

Lời giải chi tiết :

Nam châm điện có cường độ càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì càng mạng và không thể dùng lõi bằng thép để tạo nam châm điện được.

=>Để chế tạo một Nam Châm điện mạnh ta cần điều kiện cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non

Câu 9 :

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng các dụng cụ sau:

  • A

    Dùng kéo

  • B

    Dùng kìm

  • C

    Dùng nam châm

  • D

    Dùng một viên bi còn tốt.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẩu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng nam châm vì nam châm có thể hút được mạt sắt.

Câu 10 :

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Khi có dòng điện đi qua ống dây thì kim điện kế:

  • A

    Kim chỉ thị không dao động

  • B

     Không xác định được kim chỉ thị có bị lệch hay đứng yên không dao động

  • C

     Kim chỉ thị dao động và chỉ giá trị của dòng điện qua tấm sắt S

  • D

    Kim chỉ thị bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chỉ thị

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Khi có dòng điện chạy vào ống dây D sẽ sinh ra một từ trường tác dụng lực từ hút tấm sắt S về phía ống dây D. Kim điện kế khi đó bị kéo lệch và chỉ giá trị của dòng điện qua dây D trên bảng chị thị

Câu 11 :

Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình vẽ?

  • A
    Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
  • B
    Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra
  • C
    Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
  • D
    Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Bên trong ống dây có lõi sắt. Khi cho dòng điện chạy qua thì ống dây trở thành 1 nam châm điện

Dòng điện chạy qua ống dây là dòng điện xoay chiều (chiều của dòng điện luân phiên đổi chiều) → Chiều của đường sức từ do ống dây sinh ra sẽ đổi chiều → Từ cực của nam châm điện sẽ đổi vị trí liên tục

→ Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.

close