Trắc nghiệm Bài 21. Điện từ trường - Vật Lí 12

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Điện trường xoáy là điện trường

  • A

    Có các đường sức là đường cong kín

  • B

    Có các đường sức không khép kín.

  • C

    Giữa hai bản tụ điện có điện tích không đổi

  • D

    Của các điện tích đứng yên.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết mục 1 - phần I

Lời giải chi tiết :

Điện trường xoáy là điện trường có các đường sức là đường cong kín

Câu hỏi 2 :

Khi một điện trường biến thiên theo thời gian sẽ sinh ra

  • A

    Điện trường xoáy.

  • B

    Từ trường xoáy.

  • C

    Một dòng điện.

  • D

    Từ trường và điện trường biến thiên.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết mục 1 - phần I

Lời giải chi tiết :

Ta có điện trường biến thiên sinh ra từ trường xoáy

Câu hỏi 3 :

Tìm phát biểu sai về điện từ trường?

  • A

    Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.

  • B

    Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy ở các điểm lân cận.

  • C

    Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cũng có các đường sức là những đường cong khép kín.

  • D

    Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức của từ trường biến thiên.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết mục 1 - phần I

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì:  Đường sức của điện trường đều (không đổi theo thời gian) là đường không khép kín  

Câu hỏi 4 :

Sóng điện từ

  • A

    là sóng dọc hoặc sóng ngang.

  • B

    là điện từ trường lan truyền trong không gian.

  • C

    có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.

  • D

    không truyền được trong chân không.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết mục 2- phần II

Lời giải chi tiết :

Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

Câu hỏi 5 :

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Sóng điện từ là sóng ngang.

  • B

    Sóng điện từ là sóng dọc.

  • C

    Sóng điện từ truyền được trong chân không.

  • D

    Sóng điện từ mang năng lượng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lí thuyết mục 2- phần II

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì sóng điện từ là sóng ngang

Câu hỏi 6 :

Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ ?

  • A

    Sóng phát ra từ loa phóng thanh.

  • B

    Sóng của đài phát thanh (sóng radio).

  • C

    Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).

  • D

    Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A- không phải là sóng điện từ vì sóng phát ra từ loa là sóng cơ vì nó phát ra âm thanh nghe được

B, C, D - là sóng điện từ

Câu hỏi 7 :

Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

  • A

    Phản xạ.

  • B

    Truyền được trong chân không.

  • C

    Mang năng lượng.

  • D

    Khúc xạ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ và sóng cơ

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Sóng điện từ truyền được trong chân không

+ Sóng cơ học không truyền được trong chân không

Câu hỏi 8 :

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

  • A

    Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ, khúc xạ.

  • B

    Sóng điện từ truyền được trong chân không.

  • C

    Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.

  • D

    Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha nhau.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ và sóng cơ

Lời giải chi tiết :

C - sai vì sóng điện từ truyền được trong chất rắn, lỏng, khí và chân không

Câu hỏi 9 :

Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?

  • A

    Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.

  • B

    Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha.

  • C

    Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau\(\frac{\pi }{2}\) 

  • D

    Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

B, C - sai vì: Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

D - đúng

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sai khi nói về sóng điện từ?

  • A

    Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo thời gian.

  • B

    Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\) 

  • C

    Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.

  • D

    Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

Câu hỏi 11 :

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A

    Trong quá trình truyền sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.

  • B

    Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

  • C

    Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

  • D

    Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

B, C, D - đúng

Câu hỏi 12 :

Đối với sự lan truyền sống điện từ thì

  • A

    Vectơ cường độ điện trường\(\overrightarrow E \)  cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với vectơ cường độ điện trường\(\overrightarrow E \) 

  • B

    Vectơ cường độ điện trường\(\overrightarrow E \) và vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn cùng phương với phương truyền sóng.

  • C

    Vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \)và vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn vuông góc với phương truyền sóng.

  • D

    Vectơ cảmứng từ \(\overrightarrow B \)cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) vuông góc với vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) .

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

Câu hỏi 13 :

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai?

  • A

    Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.

  • B

    Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không.

  • C

    Trong quá trình truyền sóng điện từ, tại một điểm, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương.

  • D

    Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng c = 3.108m/s.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

C - sai vì: Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

A, B, D - đúng

Câu hỏi 14 :

Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn

  • A

    Ngược pha nhau.

  • B

    Lệch pha nhau \(\dfrac{\pi }{4}\) 

  • C

    Đồng pha nhau.

  • D

    Lệch pha nhau \(\dfrac{\pi }{2}\) 

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.

Câu hỏi 15 :

 Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc dưới nước là

  • A

    Sóng ngắn

  • B

    Sóng dài

  • C

    Sóng trung

  • D

    Sóng cực ngắn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về truyền thông bằng sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

Sóng dài được dùng trong thông tin liên lạc dưới nước

Câu hỏi 16 :

Tìm câu sai khi nói về vai trò của tầng điện li trong việc truyền sóng vô tuyến trên mặt đất 

  • A

    Sóng ngắn bị hấp thu một ít ở tầng điện li.   

  • B

    Sóng trung và sóng dài đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ như nhau.

  • C

    Sóng ngắn phản xạ mạnh ở tầng điện li.       

  • D

    Sóng cực ngắn không bị tầng điện li hấp thu hay phản xạ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về truyền thông bằng sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì:

+ Sóng dài bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng nước lại hấp thụ ít

+ Sóng trung ban ngày bị tầng điện li  hấp thụ mạnh, ban đêm bị tầng điện li phản xạ

Câu hỏi 17 :

Sóng nào sau đây dùng được trong vô tuyến truyền hình trên mặt đất ?

  • A

    Sóng dài.

  • B

    Sóng trung.

  • C

    Sóng ngắn.

  • D

    Cả A, B, C.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Sóng ngắn được dùng trong thông tin liên lạc trên mặt đất

Câu hỏi 18 :

Khi nói về sóng vô tuyến phát biểu nào sau đây là sai?

  • A

    Sóng cực ngắn không truyền được trong chân không.

  • B

    Sóng ngắn có tần số lớn hơn tần số sóng dài cực đại.

  • C

    Sóng cực ngắn được dùng trong thông tin vũ trụ.

  • D

    Sóng dài được dùng để thông tin dưới nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về truyền thông bằng sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

A- sai vì Sóng cực ngắn là sóng điện từ => Có thể truyền được trong chân không

Câu hỏi 19 :

Chọn câu trả lời không đúng. Sóng điện từ truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là

  • A

    Sóng truyền thẳng từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.

  • B

    Sóng phản xạ một lần trên tầng điện li.

  • C

    Sóng phản xạ hai lần trên tầng điện li.

  • D

    Sóng phản xạ nhiều lần trên tầng điện li.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về truyền thông bằng sóng điện từ

Lời giải chi tiết :

Sóng truyền từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh có thể là sóng trung hoặc sóng ngắn mà 2 sóng này đều bị phản xạ giữa tầng điện li và mặt đất

=> Không thể truyền thẳng từ Hà Nội đến TP. HCM

Câu hỏi 20 :

Một mạch dao động LC đang thu được sóng trung. Để mạch có thể thu được sóng ngắn thì phải

  • A

    Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

  • B

    Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp

  • C

    Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp

  • D

    Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng lí thuyết về sóng trung và sóng ngắn

+ Vận dụng biểu thức tính bước sóng

+ Vận dụng lí thuyết về mạch có C nối tiếp, song song

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Sóng trung có bước sóng dài hơn sóng ngắn

+ Bước sóng: \(\lambda  = 2\pi c\sqrt {LC} \) tỉ lệ thuận với \(\sqrt C ,\sqrt L \) 

=> Mạch đang thu được sóng trung, để mạch có thể thu được sóng ngắn thì ta cần mắc thêm vào mạch một tụ điện có điện dung hoặc cuộn cảm có độ tự cảm thích hợp sao cho bước sóng của mạch giảm

A- Khi mắc nối tiếp thêm tụ điện : \(\frac{1}{{{C_{nt}}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}} \to {C_{nt}} < {C_1} \to \lambda  \downarrow \) thỏa mãn

B- Bước sóng không phụ thuộc vào điện trở => không thỏa mãn

C- Khi mắc nối tiếp thêm cuộn cảm: \({L_{nt}} = {L_1} + {L_2} > {L_1} \to \lambda  \uparrow \) không thỏa mãn

D- Khi mắc song song thêm tụ điện: \({C_{//}} = {C_1} + {C_2} > {C_1} \to \lambda  \uparrow \)không thỏa mãn

Câu hỏi 21 :

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có:

  • A

    Độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.

  • B

    Độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

  • C

    Độ lớn bằng không.

  • D

    Độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng lí thuyết về phương, chiều của véctơ cường độ điện trường, véctơ cảm ứng từ và vận tốc truyền sóng trong điện từ trường.

+ Áp dụng quy tắc cái đinh ốc

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

+ Áp dụng quy tắc đinh ốc theo chiều thuận: từ \(\overrightarrow E  \to \overrightarrow B \), khi đó chiều tiến của đinh ốc là v

+ Do \(\overrightarrow E ,\overrightarrow B \)cùng pha => Khi đó véctơ cường độ điện trường có độ lớn cực đại và hướng về phía Tây

Câu hỏi 22 :

Một máy phát sóng điện từ đang phát sóng theo phương thẳng đứng hướng lên. Biết tại điểm M trên phương truyền vào thời điểm t, véctơ cảm ứng từ đang cực đại và hướng về phía Tây. Vào thời điểm t thì véctơ cường độ điện trường đang:

  • A

    độ lớn bằng không.

  • B

    độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.

  • C

    độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc

  • D

    độ lớn cực đại và hướng về phía Nam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng lí thuyết về phương, chiều của véctơ cường độ điện trường, véctơ cảm ứng từ và vận tốc truyền sóng trong điện từ trường.

+ Áp dụng quy tắc cái đinh ốc

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ $\overrightarrow E ,\overrightarrow v ,\overrightarrow B $ tạo tam diện thuận theo chiều quay từ E đến B thì chiều tiến là chiều v

+ Do \(\overrightarrow E ,\overrightarrow B \)cùng pha => B cực đại thì véctơ cường độ điện trường E cũng có độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc

Câu hỏi 23 :

Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng.

  • A

    Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.

  • B

    Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.

  • C

    Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung.

  • D

    Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Từ bảng thang sóng điện từ thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến là :sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn.

Câu hỏi 24 :

Một sóng vô tuyến truyền trong chân không có bước sóng \(50m\) thuộc loại

  • A

    sóng dài

  • B

    sóng ngắn

  • C

    sóng trung

  • D

    sóng cực ngắn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sóng ngắn có bước sóng \(10m\) – \(100m\) trong chân không

Lời giải chi tiết :

Sóng có bước sóng 50m trong chân không thuộc loại sóng ngắn

Câu hỏi 25 :

Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không thì năng lượng

  • A
    điện trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.
  • B
    từ trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
  • C
    điện trường tập trung ở tụ điện và biến thiên với chu kì bằng nửa chu kì dao động riêng của mạch.
  • D
    từ trường tập trung ở cuộn cảm và biến thiên với chu kì bằng chu kì dao động riêng của mạch.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Trong mạch dao động LC thì năng lượng điện trường tập trung trong tụ  điện và biến thiên với chu kì bằng một nửa chu kì dao động riêng của mạch.

Câu hỏi 26 :

Trong các hình sau, hình nào diễn tả đúng phương và chiều của cường độ điện trường \(\overrightarrow E \), cảm ứng từ \(\overrightarrow B \)  và tốc độ truyền sóng \(\overrightarrow v \)  của một sóng điện từ?

  • A
    Hình a
  • B
    Hình b
  • C
    Hình c
  • D
    Hình d

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Các vecto \(\vec E,\vec B,\overrightarrow v \) tuân theo quy tắc bàn tay trái: Xòe bàn tay trái, \(\vec E\) hướng theo chiều của 4 ngón tay, \(\vec B\) hướng vào lòng bàn tay, \(\overrightarrow v \) hướng theo chiều ngón tay cãi choãi ra.

Lời giải chi tiết :

Sử dụng quy tắc bàn tay trái xác định được hình biểu diễn đúng là hình c.

close