Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 - Vật Lí 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

  • B

    Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

  • C

    Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương.

  • D

    Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về dòng điện không đổi

Lời giải chi tiết :

A, B, C – đúng

D – sai vì: Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A

    Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.

  • B

    Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.

  • C

    Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.

  • D

    Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D – đúng

C – sai vì : Dòng điện có tác dụng hóa học là đúng nhưng ví dụ về tác dụng hóa học là acquy nóng lên khi nạp điện là sai

Ví dụ về tác dụng hóa học của dòng điện : mạ đồng, mạ vàng,  …

Câu hỏi 3 :

Điện tích của electron là \( - {\rm{ }}{1,6.10^{ - 19}}\left( C \right)\), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong \(30{\rm{ }}\left( s \right)\)  là \(15{\rm{ }}\left( C \right)\) . Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là :

  • A

    \({3,125.10^{18}}\)

  • B

    \({9,375.10^{19}}\)

  • C

    \({7,895.10^{19}}\)

  • D

    \({2,632.10^{18}}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức : \(I = \frac{q}{t}\)

+ Sử dụng biểu thức tính số electron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn : \(n = \frac{{I.t}}{{\left| e \right|}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Cường độ dòng điện trong mạch : \(I = \frac{q}{{{t_1}}} = \frac{{15}}{{30}} = 0,5A\)

+ Số electron chuyển chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là :

\(n = \frac{{I.t}}{{\left| e \right|}} = \frac{{0,5.1}}{{\left| { - {{1,6.10}^{ - 19}}} \right|}} = {3,125.10^{18}}\)

Câu hỏi 4 :

Đồ thị mô tả định luật Ôm là:

  • A

    Đồ thị A

  • B

    Đồ thị B

  • C

    Đồ thị C

  • D

    Đồ thị D

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức định luật Ôm : \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\) đường đặc trưng Vôn – Ampe là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ.

Câu hỏi 5 :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho :

  • A

    khả năng tích điện cho hai cực của nó

  • B

    khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện

  • C

    khả năng thực hiện công của nguồn điện

  • D

    khả năng tác dụng lực của nguồn điện

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Câu hỏi 6 :

Đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 300\Omega \), điện trở toàn mạch là:

  • A

    \({R_b} = 200\Omega \)

  • B

    \({R_b} = 75\Omega \)

  • C

    \({R_b} = 400\Omega \)

  • D

    \({R_b} = 300\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương khi mắc nối tiếp: \({R_b} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

Lời giải chi tiết :

\(\left( {{R_1}{\rm{ }}nt{\rm{ }}{R_2}} \right)\)

=> Điện trở toàn mạch là: \({R_b} = {R_1} + {R_2} = 100 + 300 = 400\Omega \) 

Câu hỏi 7 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \), mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 200\Omega \) , hiệu điên thế giữa hai đầu đoạn mạch là \(12{\rm{ }}\left( V \right)\). Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở \({R_1}\) là:

  • A

    \({U_1} = 16\left( V \right)\)

  • B

    \({U_1} = 4\left( V \right)\)

  • C

    \({U_1} = 12\left( V \right)\)

  • D

    \({U_1} = 8\left( V \right)\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương khi mắc nối tiếp: \({R_b} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)

Lời giải chi tiết :

\(\left( {{R_1}{\rm{ }}nt{\rm{ }}{R_2}} \right)\)

=> Điện trở toàn mạch là: \({R_b} = {R_1} + {R_2} = 100 + 200 = 300\Omega \) 

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{U}{{{R_b}}} = \frac{{12}}{{300}} = 0,04A\)

+ Hiệu điện thế trên \({R_1}\) là \({U_1} = {I_1}.{R_1} = 0,04.100 = 4V\)

Câu hỏi 8 :

Đoạn mạch gồm điện trở ba điện trở \({R_1} = 25\Omega \)  và \({R_2} = {R_3} = 50\Omega \)  mắc song song với nhau, điện trở toàn mạch là:

  • A

    \({R_b} = 125\Omega \)

  • B

    \({R_b} = 12,5\Omega \)

  • C

    \({R_b} = 50\Omega \)

  • D

    \({R_b} = 25\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương khi mắc song song: \(\frac{1}{{{R_b}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + ... + \frac{1}{{{R_n}}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({R_1}//{R_2}//{R_3}\)

=> Điện trở tương đương của mạch:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{{{R_b}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{1}{{25}} + \frac{1}{{50}} + \frac{1}{{50}} = \frac{2}{{25}}\\ \to {R_b} = 12,5\Omega \end{array}\)

Câu hỏi 9 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1} = 100\Omega \), mắc nối tiếp với điện trở \({R_2} = 200\Omega \). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế \(U\) khi đó hiệu điên thế giữa hai đầu điện trở \({R_1}\) là \(6{\rm{ }}\left( V \right)\). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:

  • A

    \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}12{\rm{ }}\left( V \right)\)

  • B

    \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{ }}\left( V \right)\)

  • C

    \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}18{\rm{ }}\left( V \right)\)

  • D

    \(U{\rm{ }} = {\rm{ }}24{\rm{ }}\left( V \right)\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức tính điện trở tương đương khi mắc nối tiếp: \({R_b} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp: \(I = {I_1} = {I_2} = ... = {I_n}\)

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương của mạch: \({R_b} = {R_1} + {R_2} = 100 + 200 = 300\Omega \)

+ Hiệu điện thế trên \({U_1} = 6V\)

Cường độ dòng điện \(I = {I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \dfrac{6}{{100}} = 0,06A\) 

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: \(U = I.{R_b} = 0,06.300 = 18V\)

Câu hỏi 10 :

Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

  • A

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}EIt\)

  • B

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}UIt\)

  • C

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}EI\)

  • D

    \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}UI\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Công của nguồn điện được xác định bởi biểu thức: \(A = qE = EIt\)

Câu hỏi 11 :

Công của dòng điện có đơn vị là:

  • A

    \(J/s\)

  • B

    \(kWh\)

  • C

    \(W\)

  • D

    \(kV\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về công của dòng điện

Lời giải chi tiết :

Công của dòng điện: \(A = qU = UIt\)  có đơn vị là \(kWh\)

Câu hỏi 12 :

Hai bóng đèn ${Đ_1}\left( {220V-25W} \right)$ , ${Đ_2}\left( {220V-100W} \right)$ khi sáng bình thường thì:

  • A

    Cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_1}$ lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_2}$

  • B

    Cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_2}$ lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_1}$

  • C

    Cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_1}$ bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_2}$

  • D

    Điện trở của bóng đèn ${Đ_2}$ lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn ${Đ_1}$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Đọc dữ kiện trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)

Lời giải chi tiết :

+ Hai bóng đèn ${Đ_1}\left( {220V-25W} \right)$, ${Đ_2}\left( {220V-100W} \right)$ khi sáng bình thường thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn là $U{\rm{ }} = {\rm{ }}220{\rm{ }}\left( V \right)$

+ Công suất của mỗi bóng đèn lần lượt là  ${P_1} = {\rm{ }}25{\rm{ }}\left( W \right)$ và ${P_2} = {\rm{ }}100{\rm{ }}\left( W \right){\rm{ }} = {\rm{ }}4{P_1}$

+ Cường độ dòng điện qua bóng đèn được tính theo công thức $I = \dfrac{P}{U}$ suy ra cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_2}$ lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn ${Đ_1}$.

Câu hỏi 13 :

Hai bóng đèn có công suất định mức bằng nhau, hiệu điện thế định mức của chúng lần lượt là \({U_1} = 110\left( V \right)\) và \({U_2} = 220\left( V \right)\). Tỉ số điện trở của chúng là:

  • A

    \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{2}\)

  • B

    \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{2}{1}\)

  • C

    \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{4}\)

  • D

    \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{4}{1}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Đọc dữ kiện trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(P = UI = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Theo đề bài ta có:  \({P_1} = {P_2}\)

Ta suy ra: \(\dfrac{{U_1^2}}{{{R_1}}} = \dfrac{{U_2^2}}{{{R_2}}} \to \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \dfrac{{U_1^2}}{{U_2^2}} = \dfrac{{{{110}^2}}}{{{{220}^2}}} = \dfrac{1}{4}\)

Câu hỏi 14 :

Để bóng đèn loại \(120V - 60W\)sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là $220V$, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị:

  • A

    \(R = 100\Omega \)

  • B

    \(R = 150\Omega \)

  • C

    \(R = 200\Omega \)

  • D

    \(R = 250\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Đọc các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

- Bóng đèn loại \(120V - 60W\) sáng bình thường thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là \(120V\), cường độ dòng điện qua bóng đèn là \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{{60}}{{120}} = 0,5A\)

- Để bóng đèn sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là \(220V\), người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở sao cho hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là \({U_R} = 220 - 120 = 100V\)

=> Điện trở cần mắc nối tiếp có giá trị là: \(R = \dfrac{{{U_R}}}{I} = \dfrac{{100}}{{0,5}} = 200\Omega \)

Câu hỏi 15 :

Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là:

  • A

    \(I = \frac{U}{R}\)

  • B

    \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

  • C

    \(I = \frac{{E - {E_p}}}{{R + r + r'}}\)

  • D

    \(I = \frac{{{U_{AB}} + E}}{{{R_{AB}}}}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài có máy thu là: \(I = \frac{{E - {E_p}}}{{R + r + r'}}\)

Câu hỏi 16 :

Một nguồn điện có điện trở trong \(0,1\Omega \) được mắc với điện trở \(4,8\Omega \) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(12V\). Suất điện động của nguồn điện là:

  • A

    \(E = 12,00V\)

  • B

    \(E = 12,25V\)

  • C

    \(E = 14,50V\)

  • D

    \(E = 11,75V\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức cường độ dòng điện: \(I = \dfrac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

Lời giải chi tiết :

- Cường độ dòng điện trong mạch là \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{12}}{{4,8}} = 2,5(A)\)

- Suất điện động của nguồn điện là: \(E = I\left( {R + r} \right) = {\rm{IR}} + {\rm{Ir}} = U + {\rm{Ir}} = 12 + 2,5.0,1 = 12,25V\)

Câu hỏi 17 :

Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ \(0\) đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5\left( V \right)\). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là \(2A\) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4\left( V \right)\). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:

  • A

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 4,5\Omega \)

  • B

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 2,5\Omega \)

  • C

    \(E = 4,5\left( V \right);r = 0,25\Omega \)

  • D

    \(E = 9\left( V \right);r = 4,5\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức: \(I = \frac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức: \(E = U + Ir\)

Lời giải chi tiết :

- Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là \(4,5V\)

Suy ra suất điện động của nguồn điện là \(E = 4,5V\)

- Áp dụng công thức: \(E = U + Ir\) với \(I = 2A\) và \(U = 4V\)

Ta tính được điện trở trong của nguồn điện là: \(r = 0,25\Omega \)

Câu hỏi 18 :

Một nguồn điện có suất điện động \(E = 6\left( V \right)\), điện trở trong \(r = 2\left( \Omega  \right)\), mạch ngoài có điện trở \(R\). Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là \(4W\) thì điện trở \(R\) phải có giá trị:

  • A

    \(R = 1\Omega \)

  • B

    \(R = 2\Omega \)

  • C

    \(R = 3\Omega \)

  • D

    \(R = 6\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)

Lời giải chi tiết :

+ Công suất tiêu thụ mạch ngoài là: $P = {I^2}R$, cường độ dòng điện trong mạch là $I = \dfrac{E}{{R + r}}$

Suy ra: $P = {I^2}R = \dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}R$

+ Với $E = 6V;r = 2\Omega ;P = 4W$ ta được:

\(\begin{array}{l}4 = \dfrac{{{6^2}}}{{{{\left( {R + 2} \right)}^2}}}R\\ \leftrightarrow 4{R^2} + 16R + 16 = 36R\\ \to \left[ \begin{array}{l}R = 4\Omega \\R = 1\Omega \end{array} \right.\end{array}\)

Câu hỏi 19 :

Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở \({R_1} = 2\Omega \) và \(R_2 = 8\Omega \), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:

  • A

    \(r = 2\Omega \)

  • B

    \(r = 3\Omega \)

  • C

    \(r = 4\Omega \)

  • D

    \(r = 6\Omega \)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = {I^2}R\)

Lời giải chi tiết :

Công suất tiêu thụ mạch ngoài là: \(P = {I^2}R\), cường độ dòng điện trong mạch là \(I = \dfrac{E}{{R + r}}\)

Suy ra: \(P = {I^2}R = \dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}R\)

+ Khi \(R = {R_1}\) ta có \({P_1} = {\left( {\dfrac{E}{{{R_1} + r}}} \right)^2}{R_1}\)

+ Khi \(R = {R_2}\) ta có \({P_2} = {\left( {\dfrac{E}{{{R_2} + r}}} \right)^2}{R_2}\)

Theo bài ra:

$\begin{array}{l}{P_1} = {P_2} \leftrightarrow \dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {{R_1} + r} \right)}^2}}}{R_1} = \dfrac{{{E^2}}}{{{{\left( {{R_2} + r} \right)}^2}}}{R_2}\\ \leftrightarrow {\left( {{R_2} + r} \right)^2}{R_1} = {\left( {{R_1} + r} \right)^2}{R_2}\\ \leftrightarrow {\left( {8 + r} \right)^2}.2 = {\left( {2 + r} \right)^2}.8\\ \leftrightarrow r = 4\Omega \end{array}$

Câu hỏi 20 :

Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện \({E_1},{r_1}\) và \({E_2},{r_2}\) mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở \(R\). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A

    \(I = \dfrac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)

  • B

    \(I = \dfrac{{{E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)      

  • C

    \(I = \dfrac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} - {r_2}}}\)

  • D

    \(I = \dfrac{{{E_1} + {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng các biểu thức khi ghép các nguồn mắc nối tiếp:

+ Suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp: \({E_b} = {E_1} + {E_2} + ... + {E_n}\)

+ Điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp: \({r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {r_n}\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{{R+r_b}}}\)

Lời giải chi tiết :

+ Suất điện động của bộ nguồn là: \({E_b} = {E_1} + {E_2}\)

+ Điện trở trong của bộ nguồn là: \({r_b} = {r_1} + {r_2}\)

+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \dfrac{{{E_b}}}{{{R+r_b}}} = \dfrac{{{E_1} + {E_2}}}{{R+{r_1} + {r_2}}}\)

Câu hỏi 21 :

Cho đoạn mạch như hình vẽ trong đó \({E_1} = 9V\), \({r_1} = 1,2\Omega \); \({E_2} = 3\left( V \right)\), \({r_2} = 0,4\Omega \).  Điện trở \(R = 28,4\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \({U_{AB}} = 6V\). Cường độ dòng điện trong mạch có chiều và độ lớn là:

  • A

    chiều từ A sang B, \(I = 0,4A\)

  • B

    chiều từ B sang A, \(I = 0,4A\)

  • C

    chiều từ A sang B, \(I = 0,6A\)

  • D

    chiều từ B sang A, \(I = 0,6A\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Giả sử dòng điện đi theo một chiều

+ Vận dụng biểu thức định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu

Lời giải chi tiết :

Giả sử dòng điện đi từ A sang B như hình vẽ  khi đó E1 là nguồn điện, E2 là máy thu áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa máy thu: \(I = \frac{{{{\rm{U}}_{{\rm{AB}}}} + {E_1} - {E_2}}}{{R + {r_1} + {r_2}}} = \frac{{6 + 9 - 3}}{{28,4 + 1,2 + 0,4}} = 0,4\left( A \right) > 0\)

=> Điều giả sử là đúng

=> chiều dòng điện đi theo chiều giả sử (chiều từ A sang B)

Câu hỏi 22 :

Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi pin có suất điện động \(E = 1,5V\), điện trở trong \(r = 1\Omega \). Điện trở mạch ngoài \(R = 3,5\Omega \). Cường độ dòng điện ở mạch ngoài là:

  • A

    \(I = 0,9A\)

  • B

    \(I = 1A\)

  • C

    \(I = 1,2A\)

  • D

    \(I = 1,4A\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức xác định suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ... + {E_n}\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {r_n}\end{array} \right.\)

+ Sử dụng biểu thức xác định suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp: \(\left\{ \begin{array}{l}{E_b} = {E_1} + {E_2} + ... + {E_n}\\{r_b} = {r_1} + {r_2} + ... + {r_n}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết :

- Nguồn điện gồm 7 pin mắc như hình, đây là bộ nguồn gồm 3 pin ghép nối tiếp rồi lại ghép nối tiếp với một bộ khác gồm hai dãy mắc song song, mỗi dãy gồm hai pin mắc nối tiếp.

- Áp dụng công thức mắc nguồn thành bộ trong trường hợp mắc nối tiếp và mắc song song, ta tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là: \({E_b} = 7,5V;{r_b} = 4\Omega \)

- Áp dụng công thức định luật Ôm cho toàn mạch \(I = \frac{{{E_b}}}{{R + {r_b}}} = \frac{{7,5}}{{3,5 + 4}} = 1A\)

Câu hỏi 23 :

Một ấm điện có hai dây dẫn \({R_1}\)  và \({R_2}\) để đun nước. Nếu dùng dây \({R_1}\) thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian \({t_1} = 10\) (phút). Còn nếu dùng dây \({R_2}\) thì nước sẽ sôi sau thời gian \({t_2} = 40\) (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là bao nhiêu?

  • A

    \(t = 4\) phút

  • B

    \(t = 8\) phút

  • C

    \(t = 25\) phút

  • D

    \(t = 30\) phút

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = {I^2}Rt = \frac{{{U^2}}}{R}t\)

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

Một ấm điện có hai dây dẫn \({R_1}\) và \({R_2}\) để đun nước, trong cả 3 trường hợp nhiệt lượng mà nước thu vào đều như nhau.

- Khi dùng dây \({R_1}\) thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian \({t_1} = 10\) (phút).

Nhiệt lượng dây \({R_1}\) toả ra trong thời gian đó là: \(Q = I_1^2{R_1}{t_1} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}}{t_1}\)

- Khi dùng dây \({R_2}\) thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian \({t_2} = 40\) (phút).

Nhiệt lượng dây \({R_2}\) toả ra trong thời gian đó là: \(Q = I_2^2{R_2}{t_2} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_2}}}{t_2}\)

- Khi dùng cả hai dây mắc song song thì sẽ sôi sau thời gian t

Nhiệt lượng dây toả ra trong thời gian đó là \(Q = \dfrac{{{U^2}}}{R}t\)

Với \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

Ta suy ra \(\dfrac{1}{t} = \dfrac{1}{{{t_1}}} + \dfrac{1}{{{t_2}}} = \dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{{40}} \to t = 8\)(phút)

Câu hỏi 24 :

Cho mạch điện sau:

Biết $E{\rm{ }} = {\rm{ }}24V$, $r = 2\Omega $, ${R_1} = {R_2} = 5\Omega $, ${C_1} = {\rm{ }}{4.10^{ - 7}}F$,${C_2} = {\rm{ }}{6.10^{ - 7}}F$

Điện tích trên $2$ bản tụ điện khi $K$ đóng là?

  • A

    ${Q_1} = {\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{4.10^{ - 6}}C$

  • B

    ${Q_1} = {\rm{ }}{6.10^{ - 7}}C,{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{4.10^{ - 6}}C$

  • C

    ${Q_1} = {\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{6.10^{ - 7}}C$

  • D

    ${Q_1} = {\rm{ }}{4.10^{ - 6}}C{\rm{ }},{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{6.10^{ - 6}}C$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\)

+ Áp dụng biểu thức $Q = CU$

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dòng điện một chiều không qua tụ điện nên khi khóa K đóng - dòng điện chỉ chạy qua R1 và R2.

Dòng điện chạy trong mạch: \(I = \dfrac{E}{{{R_1} + {R_2} + r}} = \dfrac{{24}}{{5 + 5 + 2}} = 2(A)\)

+ Lúc này, tụ C1 // R1 và tụ C2 // R2, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{C1}} = {U_{R1}} = I{R_1} = 10V\\{U_{C2}} = {U_{R2}} = I{R_2} = 10V\end{array} \right.\)

Điện tích của các tụ lúc này: \(\left\{ \begin{array}{l}{Q_1} = {C_1}{U_{C1}} = {4.10^{ - 6}}C\\{Q_2} = {C_2}{U_{C2}} = {6.10^{ - 6}}C\end{array} \right.\)

Câu hỏi 25 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

$E{\rm{ }} = {\rm{ }}12V$ , $r{\rm{ }} = {\rm{ }}2\Omega $ , ${R_1} = {\rm{ }}1\Omega $, ${R_2} = {\rm{ }}2\Omega $ , ${R_3} = {\rm{ }}3\Omega $ , ${C_1} = {\rm{ }}1\mu F$,${C_2} = {\rm{ }}2\mu F$.

Điện tích trên từng tụ điện là?

  • A

    ${Q_1} = {\rm{ }}{15.10^{ - 6}}C,{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}4,{5.10^{ - 6}}C$

  • B

    ${Q_1} = {\rm{ }}{10^{ - 6}}C,{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{2.10^{ - 6}}C$

  • C

    ${Q_1} = {\rm{ }}{2.10^{ - 6}}C,{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{1.10^{ - 6}}C$

  • D

    ${Q_1} = {\rm{ }}4,{5.10^{ - 6}}C,{\rm{ }}{Q_2} = {\rm{ }}{15.10^{ - 6}}C$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Vẽ lại mạch điện

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \dfrac{E}{{{R_N} + r}}\)

+ Áp dụng biểu thức: $Q = CU$

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dòng điện một chiều không qua tụ nên mạch điện được vẽ lại như hình:

Tổng trở mạch ngoài: ${R_{ng}} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} + {\rm{ }}{R_3} = {\rm{ }}6\Omega $

Dòng điện qua mạch chính: \(I = \dfrac{E}{{{R_{ng}} + r}} = 1,5A\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ ${C_1}$là:

${U_{MA}} = {\rm{ }}{U_2} + {\rm{ }}{U_1} = {\rm{ }}I{\rm{ }}\left( {{R_2} + {\rm{ }}{R_1}} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}4,5V$

=> Điện tích tụ ${C_1}$ tích được: ${Q_1} = {\rm{ }}{C_1}{U_{MA}} = 4,{5.10^{ - 6}} = {\rm{ }}4,{5.10^{ - 6}}C$

+ Hiệu điện thế giữa hai đầu tụ ${C_2}$ là:

${U_{BN}} = {\rm{ }}{U_2} + {\rm{ }}{U_3} = {\rm{ }}I{\rm{ }}\left( {{R_2} + {\rm{ }}{R_3}} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}7,5V$

=> Điện tích tụ ${C_2}$ tích được: ${Q_2} = {\rm{ }}{C_2}{U_{BN}} = {\rm{ }}7,{5.2.10^{ - 6}} = {\rm{ }}{15.10^{ - 6}}C$

Câu hỏi 26 :

Cho mạch điện như hình vẽ: ${E_1} = {\rm{ }}12V$, ${E_2} = {\rm{ }}9V$, ${E_3} = {\rm{ }}3V$, ${r_1} = {\rm{ }}{r_2} = {\rm{ }}{r_3} = 1\Omega $ . Các điện trở ${R_1} = {R_2} = {R_3} = 2\Omega $. Hiệu điện thế ${U_{AB}}$ có giá trị:

  • A

    $2 V$

  • B

    $4 V$

  • C

    $9 V$

  • D

    $6 V$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch

Lời giải chi tiết :

Giả sử chiều dòng điện như hình vẽ:

Coi $AB$ là hai cực của nguồn tương đương với $A$ - Cực dương, mạch ngoài coi như có điện trở vô cùng lớn.

\(\dfrac{1}{{{r_b}}} = \dfrac{1}{{{r_1} + {R_1}}} + \dfrac{1}{{{r_2} + {R_2}}} + \dfrac{1}{{{r_3} + {R_3}}} = \dfrac{3}{{{r_1} + {R_1}}} \to {r_b} = 1\Omega \)

\({E_b} = \dfrac{{\dfrac{{{E_1}}}{{{r_1} + {R_1}}} - \dfrac{{{E_2}}}{{{r_2} + {R_2}}} + \dfrac{{{E_3}}}{{{r_3} + {R_3}}}}}{{\dfrac{1}{{{r_b}}}}} = 2\left( V \right) = {U_{AB}}\)

Câu hỏi 27 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

${e_1} = {\rm{ }}6V,{\rm{ }}{e_2} = {\rm{ }}18V$ , ${r_1} = {\rm{ }}{r_2} = {\rm{ }}2\Omega $; ${R_0} = {\rm{ }}4\Omega $. Đèn ghi $6V{\rm{ }} - {\rm{ }}6W$ . $R$ là biến trở.

Khi $R = 6\Omega $ đèn sáng thế nào?

  • A

    Đèn tắt

  • B

    Đèn sáng mạnh

  • C

    Đèn sáng yếu

  • D

    Đèn sáng bình thường

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch

+ Áp dụng biểu thức: \(P = UI = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Khi $R{\rm{ }} = {\rm{ }}6\Omega $

Ta xét nguồn điện tương đương gồm hai nhánh chứa hai nguồn ${e_1}$ và ${e_2}$.

Giả sử cực dương của nguồn tương đương ở A. Biến trở R và đèn là mạch ngoài.

\(\dfrac{1}{{{r_b}}} = \dfrac{1}{{{r_1} + {R_0}}} + \dfrac{1}{{{r_2}}} \to {r_b} = 1,5\Omega \)

\({e_b} = \dfrac{{\dfrac{{{e_1}}}{{{r_1} + {R_0}}} - \dfrac{{{e_2}}}{{{r_2}}}}}{{\dfrac{1}{{{r_b}}}}} =  - 12V < 0\)

=> Cực dương của nguồn tương đương ở B.

Ta có điện trở của đèn: \({R_D} = \dfrac{{{U^2}}}{P} = \dfrac{{{6^2}}}{6} = 6\Omega \)

Cường độ dòng điện định mức của đèn: \({I_{dm}} = \dfrac{P}{U} = \dfrac{6}{6} = 1A\)

\({I_d} = I = \dfrac{{{e_b}}}{{R + {R_d} + {r_b}}} = \dfrac{8}{9} < {I_{dm}}\)

 => Đèn sáng yếu

Câu hỏi 28 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

$E = 24V, r = 0$. Các vôn kế giống nhau. Số chỉ các vôn kế $V_2$ có giá trị là:

  • A

    $2 V$

  • B

    $8 V$

  • C

    $6 V$

  • D

    $4 V$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch

Lời giải chi tiết :

- Giả sử $R_V$ vô cùng lớn: \({R_V} = \infty \)

Số chỉ trên $V_1$ là: \({U_1} = 5R\dfrac{E}{{6R}} = \dfrac{5}{6}E = \dfrac{5}{6}.24 = 20V\)

Điều này trái với giả thiết => điều giả sử là sai hay $R_V$ hữu hạn.

- Ta có: $U_{AC} = 24V$ => $U_{BC} = 12V$

\( \to {R_{CMNB}} = R \leftrightarrow \dfrac{{(2R + {R_{PQ}}){R_V}}}{{2R + {R_{PQ}} + {R_V}}} = R\)

Với \({R_{PQ}} = \dfrac{{3R.{R_V}}}{{3R + {R_V}}} \to {R_V} = 1,5R\)

Số chỉ trên $V_2$ : \({U_2} = \dfrac{{{U_{BC}}}}{{3R}}R = 4V\)

Câu hỏi 29 :

Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết \({{R}_{0}}=2\text{0,3  }\!\!\Omega\!\!\text{ }\). Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là

 

H1

  • A
    \(\text{0,49 }\!\!\Omega\!\!\text{ }\)
  • B
    \(\text{0,85 }\!\!\Omega\!\!\text{ }\)
  • C
    \(\text{1,0 }\!\!\Omega\!\!\text{ }\)
  • D
    \(\text{1,5 }\!\!\Omega\!\!\text{ }\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \(U=\xi -I({{R}_{0}}+r)\)

Lời giải chi tiết :

Từ đồ thị ta suy ra: \(1,58=\xi \) và \(0=1,58-({{\text{R}}_{\text{0}}}\text{+r)}\text{.0,076}\)

\(\Rightarrow {{R}_{0}}+r=20,\text{79 ( }\!\!\Omega\!\!\text{ })\Rightarrow r=0\text{,49 ( }\!\!\Omega\!\!\text{ )}\)

close