Trắc nghiệm Bài 7. Đại cương về dòng điện không đổi - Nguồn điện - Vật Lí 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Dòng điện là:

  • A

    dòng dịch chuyển của điện tích

  • B

    dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do

  • C

    dòng dịch chuyển của các điện tích tự do

  • D

    dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.

Câu hỏi 2 :

Quy ước chiều dòng điện là:

  • A

    Chiều dịch chuyển của các electron

  • B

    chiều dịch chuyển của các ion

  • C

    chiều dịch chuyển của các ion âm

  • D

    chiều dịch chuyển của các điện tích dương

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).

Câu hỏi 3 :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:

  • A

    Tác dụng nhiệt

  • B

    Tác dụng hóa học

  • C

    Tác dụng từ

  • D

    Tác dụng cơ học

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ

Câu hỏi 4 :

Dòng điện không đổi là:

  • A

    Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian

  • B

    Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian

  • C

    Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian

  • D

    Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 5 :

Cường độ dòng điện được xác định bởi biểu thức nào sau đây?

  • A

    \(\Delta q = \dfrac{I}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(I = \dfrac{{\Delta t}}{{\Delta q}}\)

  • C

    \(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

  • D

    \(I = \Delta q\Delta t\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện được xác định bằng biểu thức: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

Câu hỏi 6 :

Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:

  • A

    công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương

  • B

    thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương

  • C

    thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy

  • D

    thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Suất điện động nguồn điện: Là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

Công thức: \(\)E = \(\dfrac{A}{q}\)

Câu hỏi 7 :

Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là?

  • A

    \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

  • B

    \(n = It.\)

  • C

    \(n = qet\)

  • D

    \(n = \dfrac{I}{{\left| e \right|t}}.\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Câu hỏi 8 :

Trong thời gian 30 giây có một điện lượng 60C chuyển qua tiết diện của dây. Số electron chuyển qua tiết điện trong thời gian 2 giây là:

  • A

    4.1019 electron

  • B

    2,5.1019 electron

  • C

    1,6.1019 electron

  • D

    1,25.1019 electron

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định cường độ dòng điện:\(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng biểu thức xác định số electron chuyển qua dây dẫn trong thời gian t: \(n = \frac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Lời giải chi tiết :

- Cường độ dòng điện:

\(I = \dfrac{{\Delta q}}{{\Delta t}} = 2A.\)            

- Điện lượng chuyển qua tiết diện trong thời gian 2 giây:

\(\Delta q\, = \)I.t = 2.2 =  4C

- Số elcetron chuyển qua dây dẫn là: 

\(n = \dfrac{{I.t}}{{|e|}} = 2,{5.10^{19}}electron.\)

Câu hỏi 9 :

Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút là ?

  • A

    4C

  • B

    120C

  • C

    240C

  • D

    8C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

+ Áp dụng biểu thức xác định điện lượng: Q = It

Lời giải chi tiết :

Ta có : Số electron chuyển qua dây dẫn :

\(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}} \to I = \dfrac{{n|e|}}{t} = \dfrac{{1,{{25.10}^{19}}.1,{{6.10}^{ - 19}}}}{1} = 2A\)

- Điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút là: q = It = 2.120 = 240 C.

Câu hỏi 10 :

Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là $0,64 A$. Điện lượng  và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian $1$ phút.

  • A

    $0,64C$ và $4.10^{18}$ electron

  • B

    $120C$ và $24.10^{19}$ electron

  • C

    $38,4 C$ và $24.10^{19}$ electron

  • D

    $64C$ và $12.10^{19}$ electron

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng biểu thức xác định điện lượng: $Q = It$

+ Vận dụng biểu thức: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Lời giải chi tiết :

- Điện lượng chạy qua tiết diện dây trong $1$ phút: $q = It = 0,64.60 = 38,4 C$

- Số elcetron chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc là : 

\(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{q}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{38,4}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = {24.10^{19}}electron\)

Câu hỏi 11 :

Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60μA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là:

  • A

    3,75.1014

  • B

     7,35.1014

  • C

    2, 66.10-14

  • D

    0,266.10-4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: \(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)

Lời giải chi tiết :

Số electron tới đập vào màn hình ti vi trong mỗi giây là:

\(n = \dfrac{{I.t}}{{\left| e \right|}} = \dfrac{{{{60.10}^{ - 6}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 3,{75.10^{14}}electron\)

Câu hỏi 12 :

Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:

  • A

    Cu - long

  • B

    hấp dẫn

  • C

     lực lạ

  • D

    điện trường

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Sử dụng lí thuyết về các loại lực

+ Sử dụng lí thuyết về chuyển động của hạt mang điện

Lời giải chi tiết :

Khi có dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực điện trường.

Cụ thể: Các hạt mang điện tích dương chuyển động theo chiều điện trường, các hạt mang điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường.

Câu hỏi 13 :

Chọn một đáp án sai:

  • A

    cường độ dòng điện đo bằng ampe kế

  • B

    để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch

  • C

    dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế

  • D

    dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về dụng cụ đo

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Dòng điện qua ampe kế đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm

Câu hỏi 14 :

Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là:

  • A

    vôn $(V)$, ampe $(A)$, ampe $(A)$

  • B

    ampe $(A)$, vôn $(V)$, cu lông $(C)$

  • C

    niutơn $(N)$, fara $(F)$, vôn $(V)$

  • D

    fara $(F)$, vôn/mét $(V/m)$, jun $(J)$

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Áp dụng lí thuyết về các đại lượng

Lời giải chi tiết :

Ta có :  Đơn vị của :

+ Cường độ dòng điện là :  Ampe $(A)$

+ Suất điện động là : Vôn $(V)$

+ Điện lượng : Culông $(C)$

Câu hỏi 15 :

Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là:

  • A

    A = q.ξ

  • B

     q = A.ξ 

  • C

    ξ = q.A

  • D

    A = q2

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

\(E{\rm{ }} = \frac{A}{q}\)

Câu hỏi 16 :

Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:

  • A

    0,166V

  • B

    6V

  • C

    96V

  • D

     0,6V

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức : \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Công cuả lực lạ làm di chuyển điện tích q = 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là :

A = qE = 24J

\( =  > E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{24}}{4} = 6V\)  

Câu hỏi 17 :

Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ?

  • A

    6J

  • B

    3J

  • C

    12J

  • D

    24J

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức \(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Công của lực lạ:

\(A = q.\xi  = 0,5.12{\rm{ }} = 6{\rm{ }}J\)

Câu hỏi 18 :

Một bộ acquy có suất điện động 6 V, sản ra một công là 360 J khi acquy này phát điện.  Lượng điện tích dịch chuyển trong acquy.

  • A

    60C

  • B

    30C

  • C

    12C

  • D

    24C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức \(E{\rm{ }} = \frac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có :  Suất điện động :\(E{\rm{ }} = \dfrac{A}{q}\)

Điện lượng dịch chuyển trong acquy là: \(q{\rm{ }} = \dfrac{A}{E} = \dfrac{{360}}{6} = 60C\)

Câu hỏi 19 :

Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ thì phải nạp lại.

  • A

    1A

  • B

    12A

  • C

    2A

  • D

    0,2A

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

-  Điện lượng: q = It = 4.2.60.60 = 28800 C

-  Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ:

  \(I' = \dfrac{q}{t} = \dfrac{{28800}}{{40.60.60}} = 0,2A\)

Câu hỏi 20 :

Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4 A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?

  • A

    6V

  • B

    3V

  • C

    1,2V

  • D

    2,4V

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức: \(I = \dfrac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

-  Điện lượng: q = It = 4.2.60.60 = 28800 C

- Suất điện động của acquy  nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là : 

\(E = \dfrac{A}{q} = \dfrac{{172,{{8.10}^3}}}{{28800}} = 6V\)

Câu hỏi 21 :

Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10 C thì lực lạ phải sinh một công là 20 mJ. Để chuyển một điện lượng 15 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

  • A
    10 mJ.
  • B
    15 mJ.
  • C
    20 mJ.
  • D
    30 mJ.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Công của lực lạ được xác định bởi :

\(A = q.E\)

Lời giải chi tiết :

Công của lực lạ được xác định bởi công thức :

\(A = q.E \Rightarrow A \sim q\)

Khi dịch chuyển 10C thì sinh công 20 mJ

Vậy dịch chuyển 15C thì sinh công : 

\(A' = \dfrac{{15}}{{10}}.20 = 30mJ\)

Câu hỏi 22 :

Pin Lơclăngsê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là 180C giữa hai cực bên trong pin. Tính công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng điện tích 40 (C) giữa hai cực bên trong pin.

  • A
    1215J
  • B
    1215mJ
  • C
    60mJ
  • D
    60J

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của lực lạ khi dịch chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện:

\(E = \dfrac{A}{q}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}E = \dfrac{{{A_1}}}{{{q_1}}}\\E = \dfrac{{{A_2}}}{{{q_2}}}\end{array} \right. \Rightarrow \dfrac{{{A_1}}}{{{q_1}}} = \dfrac{{{A_2}}}{{{q_2}}} \Rightarrow {A_2} = \dfrac{{{A_1}}}{{{q_1}}}.{q_2} = \dfrac{{270}}{{180}}.40 = 60J\)

Câu hỏi 23 :

Một nguồn điện có suất điện động là E đang cung cấp năng lượng cho mạch ngoài là một bộ bóng đèn. Biết tổng điện lượng di chuyển qua bộ bóng đèn trong thời gian t là q thì công của nguồn điện sinh ra trong thời gian t này là

  • A
    \(A = {q^2}Et\)
  • B
    \(A = qE\)  
  • C
    \(A = {q^2}E\)  
  • D
    \(A = qEt\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

+ Công thức tính công của nguồn điện: \(A = EIt\)

+ Công thức xác định cường độ dòng điện: \(I = \frac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Công của nguồn điện: \(A = EIt = E.\frac{q}{t}.t = Eq\)

Câu hỏi 24 :

Trên một cục Pin do công ty cổ phần Pin Hà Nội sản xuất có ghi các thông số: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V như hình vẽ. Thông số 1,5(V) cho ta biết:

  • A
    hiệu điện thế giữa hai cực của pin
  • B
    điện trở trong của pin
  • C
    suất điện động của pin
  • D
    dòng điện mà pin có thể tạo ra.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở.

Lời giải chi tiết :

Trên cục pin có ghi: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V

\( \Rightarrow \) Thông số 1,5V cho ta biết suất điện động của pin.

Câu hỏi 25 :

Chọn phát biểu đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện

  • A
    chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
  • B
    chỉ có cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • C
    có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • D
    có chiều thay đổi theo thời gian.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa dòng điện không đổi.

Lời giải chi tiết :

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 26 :

Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là:

  • A
    0,2 (A).
  • B
    \(\frac{1}{{12}}\) (A).
  • C
    12 (A).
  • D
    48 (A).

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: \(q = I.t\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện là: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{24}}{{2.60}} = 0,2\) (A).

Câu hỏi 27 :

Dòng điện không đổi là

  • A
    Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • B
    Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian.
  • C
    Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • D
    Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn không thay đổi theo thời gian.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng định nghĩa về dòng điện không đổi.

Lời giải chi tiết :

Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu hỏi 28 :

Điều kiện để có dòng điện là:

  • A
    Có hiệu điện thế và điện tích tự do.
  • B
    có nguồn điện.
  • C
    Có hiệu điện thế.
  • D
    có điện tích tự do.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện để có dòng điện.

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để có dòng điện là cần phải duy trì một hiệu điện thế giữa đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

Như vậy, cần có điện tích tự do để có thể chuyển động, có hiệu điện thế để có một điện trường làm cho các điện tích tự do chịu lực điện và chuyển động thành dòng có hướng

Câu hỏi 29 :

Điều kiện để có dòng điện là:

  • A
    Có nguồn điện.
  • B
    Có điện tích tự do.
  • C
    Có hiệu điện thế.
  • D
    Có hiệu điện thế và điện tích tự do.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng điều kiện để có dòng điện

Lời giải chi tiết :

Điều kiện để có dòng điện là cần phải duy trì một hiệu điện thế giữa đặt vào hai đầu vật dẫn điện.

Như vậy, cần có điện tích tự do để có thể chuyển động, có hiệu điện thế để có một điện trường làm cho các điện tích tự do chịu lực điện và chuyển động thành dòng có hướng.

Câu hỏi 30 :

Một dòng điện không đổi. Sau 1 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là

  • A
    24A
  • B
    2,4A
  • C
    0,2A
  • D
    0,4A

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \(q = It \Rightarrow I = \frac{q}{t}\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ của dòng điện là: \(I = \frac{q}{t} = \frac{{24}}{{60}} = 0,4\left( A \right)\)

Câu hỏi 31 :

 Số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là \(1,{25.10^{19}}\). Tính điện lượng đi qua tiết diện đó trong 15 giây

  • A
    10 C
  • B
    20 C
  • C
    30 C
  • D
    40 C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức \(I = \frac{q}{t} = ne\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(q = It \Rightarrow I = \frac{q}{t} = ne\)

Điện lượng chuyển qua tiết diện dây dẫn là:

\(q = n.e.t = 1,{25.10^{19}}.1,{6.10^{ - 19}}.15 = 30C\)

close