Trắc nghiệm Bài 2. Một số lực thường gặp - Vật Lí 10 Cánh diều

Câu 1 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát

  • B

    Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc

  • C

    Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật

  • D

    Tất cả A, B, C đều sai

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

A - đúng

B, C, D - sai

Câu 2 :

 Chọn phát biểu đúng.

  • A

     Lực ma sát nghỉ có giá nằm ngoài mặt tiếp xúc giữa hai vật

  • B

    Lực ma sát nghỉ có chiều cùng chiều với ngoại lực

  • C

    Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật

  • D

    Độ lớn của lực ma sát nghỉ \({F_{m{\rm{s}}n}} > {\mu _n}N\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

A - sai vì: Lực ma sát nghỉ có giá luôn nằm trong mặt tiếp xúc giữa hai vật

B - sai vì: Lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực

C - đúng

D - sai vì: Độ lớn của lực ma sát nghỉ\({F_{m{\rm{s}}n}} \le {\mu _n}N\)

Câu 3 :

Lực ma sát trượt xuất hiện:

  • A

    ở phía dưới mặt tiếp xúc khi hai vật đặt trên bề mặt của nhau.

  • B

    ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.

  • C

    khi hai vật đặt gần nhau.

  • D

    khi có hai vật ở cạnh nhau.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát trượt \(({\overrightarrow F _{m{\rm{st}}}})\) xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau.

Câu 4 :

Chọn phát biểu sai?

  • A

    Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau

  • B

    Lực ma sát trượt có phương cùng phương với vận tốc tương đối của vật ấy với vật kia

  • C

     Độ lớn của lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)

  • D

    \({\mu _t}\) không phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: \({\mu _t}\) hầu như không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc mà phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc (có nhẵn hay không, làm bằng vật liệu gì)

Câu 5 :

Lực ma sát trượt

  • A

    chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.

  • B

    phụ thuộc vào độ lớn của áp lực

  • C

    tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

  • D

    phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Lực ma sát trượt: \({F_{m{\rm{st}}}} = {\mu _t}N\)=>  phụ thuộc vào độ lớn của áp lực

Câu 6 :

Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:

  • A

    \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)

  • B

    \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)

  • C

     \(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}}  = {\mu _t}\overrightarrow N \)

  • D

    \(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}}  = {\mu _t}N\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là: \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)

Câu 7 :

Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:

  • A

    lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.

  • B

    lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.

  • C

    lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.

  • D

    lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Vận dụng lý thuyết về các loại lực

Lời giải chi tiết :

Lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước khi người đó kéo một thùng hàng chuyển động là lực mà mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Câu 8 :

Khi một vật lăn trên mặt một vật khác:

  • A

    Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó

  • B

    Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và không có tác dụng cản trở sự lăn đó

  • C

    Lực ma sát lăn không xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật

  • D

    Lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng làm gia tăng sự lăn đó

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Khi một vật lăn trên mặt một vật khác, lực ma sát lăn xuất hiện ở chỗ tiếp xúc giữa hai vật và có tác dụng cản trở sự lăn đó

Câu 9 :

Chọn phương án sai.

  • A

    Viên gạch nằm trên mặt phẳng nghiêng chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ

  • B

    Lực ma sát trượt chỉ xuất hiện khi có sự trượt tương đối giữa hai vật rắn

  • C

    Lực ma sát lăn tỉ lệ với lực nén vuông góc với mặt tiếp xúc và hệ số ma sát lăn bằng hệ số ma sát trượt

  • D

    Hướng của lực ma sát trượt tiếp tuyến với mặt tiếp xúc và ngược chiều chuyển động tương đối

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: Lực ma sát lăn cũng tỉ lệ với áp lực N giống như ma sát trượt nhưng hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.

Câu 10 :

Chiều của lực ma sát nghỉ:

  • A

    ngược chiều với gia tốc của vật

  • B

    ngược chiều với vận tốc của vật

  • C

    vuông góc với mặt tiếp xúc

  • D

    tiếp tuyến với mặt tiếp xúc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Ta có, lực ma sát nghỉ có chiều ngược chiều với ngoại lực hay chính là ngược chiều với vận tốc của vật

close