Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 3 Văn 9

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

(Dẫn theo http://www.toikhacbiet.vn)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

  • A
    Tự sự
  • B
    Nghị luận
  • C
    Miêu tả
  • D
    Biểu cảm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 1.2

Biện pháp tu từ được sử dụng khi khắc họa hình ảnh hai hạt lúa?

  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Nói quá
  • D
    Điệp từ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ được sử dụng khi khắc họa hình ảnh hai hạt lúa là biện pháp nhân hóa.

Câu 1.3

Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới"?

  • A
    Phép lặp
  • B
    Phép thế
  • C
    Phép liên tưởng
  • D
    Phép nối

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép thế: từ “nó” ở câu sau thế cho từ “hạt lúa thứ hai” ở câu trước.

Câu 1.4

Hạt lúa thứ nhất đã nhận lại điều gì sau khi quyết định tìm nơi lý tưởng để trú ngụ?

  • A
    Nảy mầm và trổ bông
  • B
    Héo khô và chết
  • C
    Tạo thành một thứ quả lạ
  • D
    Sinh sôi ra nhiều hạt lúa khác

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Hạt lúa thứ nhất đã héo khô và chết sau khi quyết định tìm nơi lý tưởng để trú ngụvà không ra đồng.

Câu 1.5

Đâu là câu văn mang thông điệp của văn bản trên?

  • A
    Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy.
  • B
    Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất.
  • C
    Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt.
  • D
    Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Câu văn cuối mang thông điệp của văn bản: Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự chọn lựa của hạt giống thứ hai”.

Câu hỏi 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

     (1) Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

     (2) Tôi xin chia sẻ với các bạn về câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

    (3) Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện. J.K.Rowling, tác giả của “Harry Potter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nổi tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

     (4) Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

                (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39,40)

Câu 2.1

Phép liên kết nào được sử dụng trong hai câu văn: “Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm.”.  

  • A
    Phép lặp
  • B
    Phép thế
  • C
    Phép liên tưởng
  • D
    Phép nối

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép lặp: lặp từ “thất bại”.

Câu 2.2

Thao tác lập luận chính trong đoạn (3) là?

  • A
    Giải thích
  • B
    Phân tích
  • C
    Bình luận
  • D
    Chứng minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn (3) đã đưa ra những chứng cứ làm sáng tỏ vấn đề nghị luận, vì vậy thao tác chính ở đây là chứng minh.

Câu 2.3

Theo văn bản, thất bại là điều gì trên con đường thành công của mỗi người? 

  • A
    Là động lực
  • B
    Là trở ngại
  • C
    Là niềm vui
  • D
    Là sự tự hào

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đọc kĩ đoạn cuối, tác giả viết: Thất bại không phải là cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

Câu 2.4

Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

  • A
    Làm cho văn bản chặt chẽ hơn trong cách lập luận
  • B
    Làm lời văn bay bổng, sinh động
  • C
    Khích lệ người đọc tự tin hơn trong những thất bại của bản thân
  • D
    Đáp án A và C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng làm cho văn bản chặt chẽ hơn trong cách lập luận và khích lệ người đọc tự tin hơn trong những thất bại của bản thân.

Câu 2.5

Câu tục ngữ nào phù hợp với nội dung của văn bản trên?

  • A
    Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • B
    Thất bại là mẹ thành công
  • C
    Giấy rách phải giữ lấy lề
  • D
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công phù hợp với văn bản trên.

Câu hỏi 3 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                                   “Lũ chúng tôi,

                                   Bọn người tứ xứ,

                                   Gặp nhau hồi chưa biết chữ

                                   Quen nhau từ buổi “một hai”

                                   Súng bắn chưa quen,

                                   Quân sự mươi bài,

                                   Lòng vẫn cười vui kháng chiến

                                   Lột sắt đường tàu

                                   Rèn thêm dao kiếm

                                   Áo vải chân không

                                   Đi lùng giặc đánh.”

                                                               (“Nhớ” – Hồng Nguyên)

Câu 3.1

Đoạn trên có thể thơ giống với tác phẩm nào dưới đây?  

  • A
    Ánh trăng
  • B
    Đoàn thuyền đánh cá
  • C
    Mùa xuân nho nhỏ
  • D
    Nói với con

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên có thể thơ giống với bài thơ Nói với con (thể thơ tự do).

Câu 3.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A
    Biểu cảm
  • B
    Miêu tả
  • C
    Nghị luận
  • D
    Thuyết minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Câu 3.3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Lòng vẫn cười vui kháng chiến”? 

  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Liệt kê
  • D
    Hoán dụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ hoán dụ: Lấy bộ phận chỉ toàn thể, lấy tấm lòng, tâm hồn để chỉ con người đang cười vui, hăng say chiến đấu.

Câu 3.4

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Rèn thêm dao kiếm” thuộc kiểu câu gì? 

  • A
    Câu đơn
  • B
    Câu ghép
  • C
    Câu đặc biệt
  • D
    Câu rút gọn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, câu thơ “Rèn thêm dao kiếm” thuộc kiểu câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ).

Câu 3.5

Văn bản nào dưới đây cũng có nội dung tương tự như đoạn thơ trên?

  • A
    Bếp lửa
  • B
    Đồng chí
  • C
    Sang thu
  • D
    Nói với con

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Đồng chí và đoạn thơ trên cùng nói về vẻ đẹp và ý chí quyết tâm của người lính trong những năm tháng gian lao của chiến tranh.

Câu hỏi 4 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN

     Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.

- Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi.

     Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ:

       - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô.

     Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn.

Nguồn: Sưu tầm

Câu 4.1

Xác định phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

  • A
    Phép lặp
  • B
    Phép thế
  • C
    Phép liên
  • D
    Phép nối

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Hai câu văn trên sử dụng phép lặp từ “cô bé”.

Câu 4.2

Ngôi kể của đoạn trích trên là?

  • A
    Ngôi thứ nhất
  • B
    Ngôi thứ hai
  • C
    Ngôi thứ ba
  • D
    Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 4.3

Xác định thành phần trạng ngữ trong câu “Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.”? 

  • A
    Một buổi chiều mùa đông
  • B
  • C
    đến công viên
  • D
    tìm cụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ chỉ thời gian: Một buổi chiều mùa đông.

Câu 4.4

Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào?

  • A
    Cô bé bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca
  • B
    Ông cụ lắng nghe tiếng hát của cô bé
  • C
    Cô bé trở thành ca sĩ
  • D
    Cụ ông luôn cổ vũ cô bé là một người bị điếc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc.

Câu 4.5

Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì?

  • A
    Không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài
  • B
    Tình yêu thương có thể làm nên kì tích
  • C
    Cần có nghị lực để vượt lên thử thách
  • D
    Tất cả các phương án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Câu chuyện gửi đến chúng ta nhiều bài học:

- Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh.

- Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người.

- Không đánh giá người khác qua vẻ bên ngoài.

Câu hỏi 5 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Bụi mù trời mùa hanh
Nước trắng khe mùa lũ
Ðêm rộng dài là đêm không ngủ
Em vẫn đi, đường vẫn liền đường

(2) Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiểu bom nổ chậm
Ðêm nằm mơ nói mớ vang nhà
Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy...                                 

(Gửi em cô gái thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Câu 5.1

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

  • A
    Bảy chữ
  • B
    Tám chữ
  • C
    Chín chữ
  • D
    Tự do

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 5.2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A
    Thuyết minh, biểu cảm
  • B
    Miêu tả, nghị luận
  • C
    Miêu tả, biểu cảm
  • D
    Thuyết minh, tự sự

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.

Câu 5.3

Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ (1)? 

  • A
    Điệp từ
  • B
    Liệt kê
  • C
    Ẩn dụ
  • D
    Câu hỏi tu từ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

- Liệt kê: Bụi; Nước; mùa hanh; mùa lũ; Đêm rộng dài; đêm không ngủ.  

- Ẩn dụ: Em vẫn đi đường vẫn liền đường...

- Điệp từ: mùa, đêm, vẫn, đường.

=> Biện pháp câu hỏi tu từ không được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 5.4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A
    Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
  • B
    Sự vất vả, khắc nghiệt của thiên nhiên và vẻ đẹp anh hùng của các cô thanh niên xung phong
  • C
    Nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê hương, bạn bè
  • D
    Sự ác liệt của chiến tranh và tình yêu nước của nông dân Việt Nam thời chống Mỹ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ viết về sự vất vả, khắc nghiệt của thiên nhiên và hiểm nguy, sự sống và cái chết cận kề, các cô gái Thanh niên xung phong vẫn chấp nhận, dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 5.5

Tác phẩm nào dưới đây có cùng chủ đề với bài thơ trên?

  • A
    Bếp lửa
  • B
    Lặng lẽ Sa Pa
  • C
    Những ngôi sao xa xôi
  • D
    Bến quê

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Những ngôi sao xa xôicó cùng chủ đề với bài thơ trên (đều viết về vẻ đẹp anh hùng của các cô gái thanh niên xung phong).

close