Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính Văn 9

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có bố cục gồm mấy phần?

  • A

    Gồm 3 phần

  • B

    Gồm 4 phần

  • C

    Gồm 5 phần

  • D

    Gồm 6 phần

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có bố cục gồm 3 phần

Câu hỏi 2 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

  • B

    Trong kháng chiến chống Pháp

  • C

    Trong kháng chiến chống Mĩ

  • D

    Sau đại thắng mùa xuân 1975

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ

Câu hỏi 3 :
Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Chọn các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Chất liệu hiện thực sinh động

Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc

Hình ảnh thơ độc đáo

Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

Chất liệu hiện thực sinh động

Hình ảnh thơ độc đáo

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nổi bật với những hình ảnh và ngôn ngữ vô cùng giản dị và nổi bật.

Câu hỏi 4 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết theo thể thơ nào?

  • A

    Thất ngôn bát cú

  • B

    Thất ngôn tứ tuyệt

  • C

    Tự do

  • D

    Ngũ ngôn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại những thể thơ đã học

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu hỏi 5 :

Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" có ý nghĩa gì?

  • A

    Phơi bày sự khốc liệt của chiến tranh.

  • B

    Thể hiện sự lạc quan của người lính.

  • C

    Cho thấy chất thơ trong gian khổ

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ nhan đề đặc biệt này và phân tích những từ ngữ của nó

Lời giải chi tiết :

Nhan đề bài thơ có nhiều ý nghĩa:

- Hình ảnh những chiếc xe phơi bày sự khốc liệt.

- Hai chữ “bài thơ” cho thấy chất thơ mộng.

- Hình ảnh người lính vượt qua những gian khổ để thấy chất thơ từ trong hiện thực là biểu tượng cho sự lạc quan.

Câu hỏi 6 :

Cảm xúc bao trùm lên Bài thơ về tiểu đội xe không kính là gì?

  • A

    Nỗi nhớ thương đồng đội

  • B

    Sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội

  • C

    Sự xót xa của người lính với đồng đội

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Bài thơ xoay quanh sự lạc quan và tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội.

Câu hỏi 7 :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

  • A

    Biểu cảm, thuyết minh, miêu tả

  • B

    Biểu cảm, tự sự, miêu tả

  • C

    Miêu tả, tự sự, thuyết minh

  • D

    Biểu cảm, miêu tả, thuyết minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại 6 phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả

Câu hỏi 8 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Bài thơ có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng 

Câu hỏi 9 :

Giọng điệu bài thơ được thể hiện thế nào?

  • A

    Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm

  • B

    Trữ tình, nhẹ nhàng

  • C

    Sâu lắng, nhẹ nhàng

  • D

    Hào hùng, hoành tráng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Đọc lại toàn bộ bài thơ và xem giọng điệu của toàn bài

Lời giải chi tiết :

Ngang tàng, phóng khoáng, pha chút nghịch ngợm chính là giọng điệu toàn bài

Câu hỏi 10 :

Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào?

  • A

    Cùng viết về người lính

  • B

    Cùng viết theo thể thơ tự do

  • C

    Cùng nói lên sự hi sinh của người lính

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung của hai tác phẩm này

Lời giải chi tiết :

Cả hai bài thơ đều giống nhau từ thể thơ đến nội dung tư tưởng

close