Trắc nghiệm Lý thuyết về xưng hô trong hội thoại Văn 9

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Thế nào là xưng hô trong hội thoại?

  • A

    Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô

  • B

    Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

  • C

    Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

Câu hỏi 2 :

Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?

  • A

    Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp

  • B

    Căn cứ vào đối tượng giao tiếp

  • C

    Dựa vào mục đích giao tiếp

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Khi xưng hô cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng, mục đích, nội dung giao tiếp

Câu hỏi 3 :

Đâu là nhận xét chính xác về hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt?

  • A

    Phong phú, tinh tế

  • B

    Gợi hình, gợi cảm

  • C

    Rườm rà, phức tạp

  • D

    Tất cả các phương án trên đều sai

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.

Câu hỏi 4 :

Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?

  • A

    Danh từ

  • B

    Phó từ

  • C

    Động từ

  • D

    Tính từ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Chú ý từ được dùng xưng hô

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ xưng hô ở đây: ông- mày, đều là những danh từ được sử dụng làm đại từ xưng hô

Câu hỏi 5 :

Dòng nào dưới đây không phải từ ngữ xưng hô trong hội thoại

  • A

    Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ

  • B

    Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó

  • C

    Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh

  • D

    Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Chú ý xét từng từ trong các ví dụ.

Lời giải chi tiết :

Câu C có từ “con người, chúng sinh” không dùng xưng hô.

Câu hỏi 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất khi chúng ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

  • A

    Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp

  • B

    Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

khi chúng ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại, chúng ta xem xét tính chất của tình huống giao tiếp, đồng thời xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe.

Câu hỏi 7 :

Trong câu “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.”
Từ “chúng tôi” trong câu trên được ai dùng?

  • A

    Các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới

  • B

    Tất cả trẻ em trên thế giới

  • C

    Tất cả công dân trên thế giới

  • D

    Tất cả phụ nữ trên thế giới

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Chú ý văn bản có câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Từ “chúng tôi” trong câu trên được các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới dùng.

Câu hỏi 8 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...
- Ông giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào
lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

(Lão Hạc – Nam Cao)

Từ ngữ xưng hô của lão Hạc với ông giáo là gì?

  • A

    Tôi - anh

  • B

    Tôi - cháu

  • C

    Tôi – ông giáo

  • D

    Tôi – cậu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

đọc kĩ văn bản để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ xưng hô của lão Hạc với ông giáo là “Tôi – ông giáo”

Câu hỏi 9 :

Cách xưng hô trên thể hiện lão Hạc là người như thế nào?

  • A

    Hèn nhát trước tầng lớp trên

  • B

    Kiêu ngạo đối với người nhỏ tuổi

  • C

    Mạnh mẽ

  • D

    Lịch sự, tôn trọng người trí thức

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Chú ý thái độ của lão Hạc.

Lời giải chi tiết :

Thái độ của lão Hạc rất lịch sự và tôn trọng ông giáo.

Câu hỏi 10 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe...
- Ông giáo hút trước đi.
Lão đưa đóm cho tôi...
- Tôi xin cụ...
Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào
lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!

(Lão Hạc – Nam Cao)

 

Từ cách xưng hô trên, ta rút ra bài học gì trong xưng hô?

  • A

    Luôn xưng hô đúng theo tuổi tác

  • B

    Xưng hô theo vai vế, tầng lớp trong xã hội

  • C

    Căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống để xưng hô cho thích hợp

  • D

    Xưng hô thoải mái tùy trạng thái cảm xúc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đoạn trích cùng hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết :

Từ cách xưng hô trên, ta rút ra bài học căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống để xưng hô cho thích hợp

close