Trắc nghiệm Lý thuyết về Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Văn 9

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Có mấy thành phần biệt lập?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Có 4 thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú.

Câu hỏi 2 :

Điền vào chỗ (...) để hoàn chỉnh câu sau:
“Thành phần … được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp”.

  • A

    tình thái

  • B

    cảm thán

  • C

    gọi - đáp

  • D

    phụ chú

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Đáp án:
“Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp”.

Câu hỏi 3 :
Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Hãy chọn những đáp án đúng cho câu sau: Thành phần phụ chú là gì?

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm

C. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói với sự vật được nói đến trong câu.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang, sau dấu hai chấm

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.
=> Cả A và B đều đúng.
- Đáp án: A và B

Câu hỏi 4 :
Con hãy tích vào ô đúng hoặc sai cho mỗi câu (khẳng định) dưới đây.

Đánh dấu x vào ô phù hợp
Các câu văn sau là những câu sử dụng thành phần gọi đáp:

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

A. Thưa cô, cho em vào lớp ạ!

Đúng
Sai

B. Hình như thu đã về.

Đúng
Sai

C. Chao ôi! Đây thực sự là một tuyệt tác!

Đúng
Sai

D. Ngày mai anh phải đi rồi ư?

Đúng
Sai

E. Lan – lớp trưởng lớp tôi đã giành giải nhất trong kì thi này.

Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về Thành phần gọi – đáp.

Lời giải chi tiết :

+ Câu A có từ “hình như” => thể hiện cách nhìn của người nói - thành phần tình thái.
+ Câu C có từ “chao ôi” => biểu đạt cảm xúc – thành phần cảm thán.
+ Câu E có thành phần sau dấu gạch ngang => thành phần phụ chú.
=> Như vậy, câu A và câu D tạo lập và duy trì hội thoại đồng thời chứa các từ ngữ gọi đáp (à, ư, nhỉ…) nên là thành phần gọi – đáp.

- Đáp án:

+ A: đúng

+ B: sai
+ C: sai
+ D: đúng
+ E: sai.

Câu hỏi 5 :

Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?

  • A

    Tôi rất yêu cha mẹ tôi!

  • B

    Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.

  • C

    Mẹ tôi là một nông dân.

  • D

    Đối với tôi, mẹ tôi là người phụ nữ đẹp nhất.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

xem lại lý thuyết về thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

“Mẹ - người phụ nữ đẹp nhất đời tôi chính là động lực lớn lao của tôi.”

Câu hỏi 6 :

Thành phần gọi – đáp trong câu sau có ý nghĩa gì?
“Lan ơi! Tớ có chuyện rất gấp muốn nói với cậu!”

  • A

    Tạo lập quan hệ giao tiếp.

  • B

    Duy trì quan hệ giao tiếp.

  • C

    Kết thúc quan hệ giao tiếp.

  • D

    Cả 3 phương án trên.v

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

xem lại lý thuyết thành phần gọi – đáp.

Lời giải chi tiết :

câu văn trên có thành phần gọi “Lan ơi” nhằm mục đích tạp lập quan hệ giao tiếp.

Câu hỏi 7 :
Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với từ ngữ có liên quan:


Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

Cả bọn trẻ xúm vào,

và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất

- từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Phương pháp giải :

Xem lại các dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú.

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy.

Đáp án: Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nửa nốt vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.

Câu hỏi 8 :

Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?

  • A

    Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
       

  • B

    Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
       

  • C

    Dùng để nêu thái độ của người nói
       

  • D

    Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Thành phần phụ chú thường dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu, nêu thái độ của người nói và thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang.
=> A nói về thành phần gọi - đáp

Câu hỏi 9 :

Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến".

  • A

    Quan hệ bổ sung
       

  • B

    Quan hệ điều kiện
       

  • C

    Quan hệ nguyên nhân

       

  • D

    Quan hệ mục đích

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

thành phần “người bên trái tấm hình” bổ sung thêm thông tin cho từ “Bác tôi”.

close