Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chị em Thúy Kiều Văn 9

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được trích trong đoạn trích nào của Truyện Kiều?

  • A

    Chị em Thúy Kiều

  • B

    Cảnh ngày xuân

  • C

    Kiều ở lầu Ngưng Bích

  • D

    Mã Giám Sinh mua Kiều

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên trích trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Câu 1.2

Xác định thành ngữ có trong đoạn thơ trên?

  • A

    Thu thủy, xuân sơn

  • B

    Hoa ghen, liễu hờn

  • C

    Nghiêng nước nghiêng thành

  • D

    Sắc đành đòi một

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành.

Câu 1.3

Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

  • A

    Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

  • B

    Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân

  • C

    Vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều

  • D

    Vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nói về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều.

Câu 1.4

Câu thơ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” được hiểu là?

  • A

    Về sắc thì Kiều là đẹp nhất, xét về tài năng may ra có người khác tài hơn Kiều một bậc

  • B

    Kiều được xếp nhất trần gian cả sắc lẫn tài

  • C

    Về sắc thì Kiều có thể đẹp thứ hai, xét về tài năng thì Kiều là giỏi nhất

  • D

    Không tìm được ai có nhan sắc và tài năng sánh ngang được với Thúy Kiều

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” được hiểu: Về sắc thì Kiều là đẹp nhất, xét về tài năng may ra có người khác tài hơn Kiều một bậc.

Câu 1.5

Vẻ đẹp của Kiều đã gợi lên thái độ gì từ thiên nhiên, tạo hóa?

  • A

    Nhường nhịn, chấp nhận

  • B

    Không quan tâm

  • C

    Đố kị, ganh ghét

  • D

    Yêu mến, ủng hộ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp của Kiều đã khiến thiên nhiên, tạo hóa phải ganh ghét, đố kị.

Câu hỏi 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

“Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

(SGK Văn 9, tập một)

Câu 2.1

Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A
    Nguyễn Dữ
  • B
    Nguyễn Du
  • C
    Phạm Đình Hổ
  • D
    Ngô gia văn phái

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Dulà tác giả của Truyện Kiều - văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 2.2

Bốn câu thơ trên nằm ở vị trí nào của Truyện Kiều?

  • A
    Phần đầu: Gặp gỡ và đính ước.
  • B
    Phần 2: Gia biến và lưu lạc.
  • C
    Phần 3: Đoàn tụ.
  • D
    Đáp án B và C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Bốn câu thơ trên nằm ở phần đầu của Truyện Kiều.

Câu 2.3

Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

  • A
    Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
  • B
    Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân
  • C
    Giới thiệu về chị em Thúy Kiều
  • D
    Vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên giới thiệu về chị em Thúy Kiều.

Câu 2.4

Từ nào dưới đây là từ Thuần Việt?

  • A
    Tố nga
  • B
    Chị em
  • C
    Cốt cách
  • D
    Tinh thần

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Từ "chị em" là từ thuần Việt.

Câu 2.5

Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì trong cụm từ “mai cốt cách, tuyết tinh thần”?

  • A
    Ước lệ
  • B
    Điển cố, điển tích
  • C
    Họa mây nảy trăng
  • D
    Cả ba phương án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ.

Câu hỏi 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

 (SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Hình ảnh “mây thua, tuyết nhường” dự báo Thúy Vân sẽ có cuộc đời như thế nào?

  • A

    Sóng gió

  • B

    Ảm đạm

  • C

    Êm đềm

  • D

    Thú vị

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “mây thua, tuyết nhường” dự báo Thúy Vân sẽ có cuộc đời bình yên, phẳng lặng.

Câu 3.2

Hình ảnh thiên nhiên nào dưới đây không được sử dụng để nói về vẻ đẹp Thúy Vân?

  • A

    Mặt trăng

  • B

    Hoa

  • C

    Mây

  • D

    Sao

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả không dùng sao để nói về vẻ đẹp Thúy Vân.

Câu 3.3

Các chi tiết "khuôn trăng", "nét ngài", "hoa cười ngọc thốt ", "mây thua", "tuyết nhường" cho ta thấy tác giả đã sử dụng bút pháp gì để miêu tả nhân vật?

  • A

    Ước lệ

  • B

    Điển cố, điển tích

  • C

    Họa mây nảy trăng

  • D

    Cả ba phương án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ: lấy thiên nhiên để nói về vẻ đẹp con người.

Câu 3.4

Bốn câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A

    Truyện Kiều

  • B

    Hoàng Lê nhất thống chí

  • C

    Truyện Lục Vân Tiên

  • D

    Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên trích trong Truyện Kiều.

Câu 3.5

Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

  • A

    Vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

  • B

    Vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân

  • C

    Giới thiệu về chị em Thúy Kiều

  • D

    Vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nói về vẻ đẹp của Thúy Vân.

close