Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 3 Văn 12

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Tôi ngắm nhìn vô vàn những bông hoa xếp trước cửa hàng

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chỉ đúng kiêu hãnh trong bình

Vậy tại sao con người chúng ta lại phải so bì với nhau như thế?

Tại sao chúng ta muốn trở thành người số một, khi tất cả chúng ta đều khác

biệt?

Đúng vậy, mỗi chúng ta đều là bông hoa duy nhất trên thế giới này

Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình

Và chỉ cần cố hết sức để hạt giống ấy nở hoa

Những bông hoa dù to hay nhỏ

Cũng chẳng có bông hoa nào giống hệt nhau

Vậy nên bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là người đặc biệt duy nhất trên đời.

(Lời bài hát Bông hoa duy nhất trên thế giới, Noriyuki Makihara)

Câu 1.1

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nào?

  • A

    Báo chí

  • B

    Chính luận

  • C

    Nghệ thuật

  • D

    Khoa học

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Theo tác giả, tại sao “Bạn không cần phải trở thành người số một” ?

  • A

    Vì bạn vốn là người đặc biệt duy nhất trên đời

  • B

    Vì bạn đã đẹp sẵn

  • C

    Vì không ai so sánh được với bạn

  • D

    Vì bạn sẽ không thể nào đạt được vị trí số một

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Bạn không cần phải trở thành người số một

Vì bạn vốn đã là một người đặc biệt duy nhất

Câu 1.3

“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình” được hiểu như thế nào?

  • A

    Mỗi người có một vẻ đẹp riêng

  • B

    Mỗi người có một công việc riêng

  • C

    Mỗi người có một cuộc sống riêng

  • D

    Mỗi người có một cái tên riêng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

“Chúng ta đều có hạt giống của riêng mình”: mỗi người có “một hạt giống” riêng, khi hạt giống nảy mầm sẽ tạo nên những “bông hoa” mang vẻ đẹp khác nhau, không ai giống ai hoàn toàn.

Câu 1.4

Biệp pháp nghệ thuật nào không được sử dụng trong các câu sau:

Mỗi người đều có một loài hoa mình thích

Những bông hoa nào cũng rất đẹp

Không có bông nào tranh giành ngôi số một

Chúng chi đúng kiêu hãnh trong bình

  • A

    Điệp từ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biệp pháp nghệ thuật:

- Điệp từ: bông, hoa

- Ẩn dụ: bông hoa là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp riêng của mỗi người

- Nhân hóa: Chúng chỉ đứng kiêu hãnh trong bình

Câu hỏi 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.

Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.

Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. .......

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều".

(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)

Câu 2.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A
    Tự sự
  • B
    Thuyết minh
  • C
    Biểu cảm
  • D
    Nghị luận

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.2

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên"

  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Ẩn dụ
  • D
    Hoán dụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

- Biện pháp tu từ: So sánh (Cuộc đời so sánh với cuộc đua marathon)

- Tác dụng: Làm tăng sức gọi hình cho sự diễn đạt, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến sự việc đang bàn luận. Qua đó, người viết khẳng định ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó, sự cầu tiến,… sẽ tạo động lực để tuổi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra.

Câu 2.3

Câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện” muốn đề cao điều gì?

  • A
    Người có bằng cấp cao
  • B
    Người có năng lực thực tế
  • C
    Người có nhiều mối quan hệ
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

"Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện" muốn khẳng định điều quan trọng mà người tuyển dụng cần là người có năng lực thực tế chứ không phải những người có bằng cấp cao nhưng lại không có thực lực.

Câu 2.4

Ý nghĩa của lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp"?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A
    Phải biết quý trọng thời gian.
  • B

    Cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội sự nghiệp từ khi còn trẻ để gây dựng sự nghiệp cho bản thân.

  • C

    Nếu bạn không cố gắng ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ bị thụt lùi

  • D
    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

- Nội dung lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" : Tương lai tuổi trẻ còn rộng mở, vẫn còn kịp để cố gắng phấn đấu, sống cống hiến làm đẹp cho cuộc đời mình. Thế nhưng nếu vì thế mà chần chừ thì chúng ta sẽ lãng phí thời gian, đánh mất tuổi xuân.

+ Phải biết quý trọng thời gian, sống cống hiến hết mình cho cuộc đời.

+ Cơ hội không đến nhiều lần trong cuộc đời. Vì thế, cần luôn tận dụng, nắm bắt nó từ khi còn trẻ để làm nên sự nghiệp của bản thân.

+ Nếu bạn không cố gắng ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ bị thụt lùi.

Câu hỏi 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

...Thất bại đầu tiên trong cuộc đời mỗi người đều rất đau đớn. Không một ai là ngoại lệ cả. Những người chưa quen với thất bại khi lập kế hoạch cho tương lai thường có ý nghĩ “biết đâu". Tỉ lệ cạnh tranh cao nhưng biết đâu mình sẽ đỗ. Gần đây tình hình kinh tế không được tốt lắm nhưng nếu mình chăm chỉ biết đâu cửa hàng của mình sẽ thành công lớn. Họ thường tưởng tượng những điều như thế. Không nhiều người chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cụ thể nếu họ thi trượt hay kinh doanh thất bát. Đặc biệt, càng những trường hợp nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra, khi giấc mơ đổ vỡ, họ càng cảm thấy bế tắc hơn vì chưa từng nghĩ đến phương án nào khác. Ngoài ra, những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những người sống mà chưa từng gặp khó khăn, họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải thất bại đầu tiên trong đời.

Nhưng bạn có biết không? Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục lần nữa trong cuộc đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Và đã là con người thì bất kì ai cũng phải trải qua những lần nản lòng như thế cho đến lúc chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường. Hãy nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất bại. Bạn thất bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém người khác. Thất bại chỉ là bài học đáng quỷ để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được như mình muốn. Vì vậy, sau khi thất bại, hãy bình tĩnh tự hỏi: thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình? Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này, khả năng bạn lặp lại thất bại tương tự là rất lớn.

(Trích Khi lần đầu tiên thất bại trong đời, Yêu những điều không hoàn hảo, Hae Min, NXB Nhã Nam, 2018, tr.142- 143)

Câu 3.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
  • A
    Tự sự
  • B
    Nghị luận
  • C
    Biểu cảm
  • D
    Thuyết minh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học.
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 3.2
Theo tác giả, những đối tượng nào sẽ dễ tuyệt vọng khi gặp thất bại đầu tiên trong cuộc đời?

Chọn đáp án không đúng.

  • A
    Những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra.
  • B
    Những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ.
  • C
    Những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.
  • D
    Những người yếu đuối.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

- Những người hay tuyệt vọng khi thất bại là: những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra; những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ; những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.

Câu 3.3

Từ “biết đâu” trong đoạn trích thể hiện tâm lí gì của các bạn trẻ khi lập kế hoạch cho tương lai?

  • A
    Tâm lí hi vọng, mong chờ
  • B
    Tâm lí hoài nghi, ngờ vực
  • C
    Tâm lí sợ hãi, lo lắng
  • D

    Tâm lí vui vẻ, háo hức

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

- Từ “biết đâu” cho thấy tâm lí hi vọng, mong chờ những điều may mắn đến với mình.

Câu 3.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A
    Bài học về niềm tin trong cuộc sống
  • B
    Cố gắng để không gặp thất bại
  • C
    Chấp nhận và dám dối diện với thất bại
  • D
    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Bài học được rút ra từ văn bản trên: Cuộc đời này chúng ta sẽ gặp liên tiếp những nhất bại, và từ trong thất bại đó con người ngày một khôn lớn, trưởng thành hơn. Nếu cả cuộc đời mà ta chưa từng gặp thất bại thì tức là bạn chưa từng nỗ lực, cố gắng, chưa từng sống một cách trọn vẹn. Đừng sợ thất bại một lần, hai lần mà chỉ sợ bạn không dám đối diện với thất bại, buông thả để cuộc đời là một thất bại lớn.

Câu hỏi 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sông như đời người trên sông

Em yêu anh có yêu được như sông

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

 

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

 

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

 

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

(Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988)

Câu 4.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
  • A
    Tự sự
  • B
    Miêu tả
  • C
    Biểu cảm
  • D
    Nghị luận

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 4.2

Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Vậy nhà thơ đã nêu ra những điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu?

  • A
    Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: Trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.
  • B

    Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển/ Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: Trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

  • C
    Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông: Tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh.
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Điểm tương đồng giữa dòng sông và tình yêu:

- Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh

Câu 4.3

Chỉ ra biện pháp tu từ không được sử dụng trong khổ thơ:

 

Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Điệp từ
  • D
    Liệt kê

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

- Biện pháp:

+ So sánh: Đời sông trôi như đời người mênh mông

+ Liệt kê: tin bến, tin bờ, tin sức mình, tin ánh sáng, tin mái chèo

+ Điệp từ “tin”

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Nhấn mạnh niềm tin, nghị lực vào cuộc sống.

Câu 4.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A
    Phải hi sinh tình yêu cho lợi ích chung.
  • B
    Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.
  • C

    Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu

  • D
    Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên:
- Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.
- Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu
- Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.
Câu hỏi 5 :

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời
Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
 
Cái trời kia biển mãi gọi người đi
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặt giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển, Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr. 391)

Câu 5.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A
    Tự do
  • B
    6 chữ
  • C
    7 chữ
  • D
    8 chữ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 5.2

Nội dung của hai dòng thơ sau là gì?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
  • A
    Những khó khăn, cực nhọc, vất vả của biết bao kiếp người.
  • B
    Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó, hy sinh của con người.
  • C
    Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những con người gắn bó cuộc đời với biển cả. 
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lại hai câu thơ 

Lời giải chi tiết :
Nội dung của hai dòng thơ:
- Câu thơ nói lên những khó khăn, cực nhọc, vất vả của biết bao kiếp người.
- Ca ngợi những phẩm chất cần cù, chịu khó, hy sinh của con người.
- Thể hiện tấm lòng thương cảm, xót xa, yêu mến, trân trọng của tác giả đối với những con người gắn bó cuộc đời với biển cả. 
Câu 5.3

Chỉ ra biện pháp tu từ không được sử dụng trong khổ thơ:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời
Cái giản đơn sâu sắc như đời
  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Điệp cú pháp
  • D
    Nói quá

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: điệp cú pháp, nhân hóa, so sánh
- Tác dụng:
+ Phép điệp giúp nhấn mạnh, tô đậm vẻ đẹp của biển cả: hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang…
+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ: nhanh, gấp gáp như lời kể về câu chuyện của biển cả muôn đời.
Câu 5.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A
    Sức mạnh của sự đoàn kết
  • B
    Sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống
  • C
    Hành trình chinh phục ước mơ của con người
  • D
    Sự khắc nghiệt của tạo hóa

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản:
- Hành trình theo đuổi khát vọng không bao giờ là đơn giản, thuận lợi, có những hi sinh, những mất mát. Sức mạnh của ý chí nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua.
Câu hỏi 6 :

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên bãi cát những người lính đảo 
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà 
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững 
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt 
Tao loạn thời bình 
Gió thắt ngang cây.
Đất hãy nhận những đứa con về cội 
Trong bao dung bóng mát của người 
Cay hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi...
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)

Câu 6.1
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
  • A
    6 chữ
  • B
    7 chữ
  • C
    8 chữ
  • D
    Tự do

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: tự do

Câu 6.2

Cuộc sống của những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào?

Chọn đáp án không đúng.

  • A
    Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
  • B
    Chiều áo rộng bao vạt mây hờ hững
  • C
    Oan hồn trôi dạt
  • D

    Gió thắt ngang cây

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những hình ảnh, từ ngữ:  Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà; Chiều áo rộng bao vạt mây hờ hững; Oan hồn trôi dạt…

Câu 6.3

Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:

Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt 
  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Điệp cú pháp
  • D
    Liệt kê

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa
- Tác dụng:
+ Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.
+ Gợi nỗi đau, những mất mát lớn lao trước sự hi sinh của người lính, nỗi đau lan tỏa cả đất trời.
Câu 6.4

Từ những vần thơ trên, hãy kể tên những hòn đảo, quần đảo thiêng liêng thuộc chủ quyền của nước Việt Nam.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A
    Trường Sa
  • B
    Hoàng Sa
  • C
    Cù Lao Chàm
  • D
    Hải Nam

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Dựa vào kiến thức địa lí
Lời giải chi tiết :

Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Cù Lao Chàm thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu hỏi 7 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người.

Bản lĩnh đúng nghĩa.

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)

Câu 7.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
  • A
    Miêu tả
  • B
    Thuyết minh
  • C
    Nghị luận
  • D
    Tự sự

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 7.2

Theo tác giả, “bản lĩnh” là gì?

  • A
    là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
  • B
    là khi bạn dám làm và có thái độ sống tốt
  • C
    là khi bạn dám nghĩ, dám làm
  • D
    là khi bạn dám nghĩ và có thái độ sống tốt

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả, bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.
Câu 7.3
Theo tác giả, bản lĩnh không phụ thuộc vào những yếu tố nào?
  • A
    Hoàn cảnh sống
  • B
    Ý chí, nghị lực
  • C
    Khả năng của bản thân
  • D
    Bẩm sinh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :
Bản lĩnh phụ thuộc vào những yếu tố:
- Hoàn cảnh sống
- Ý chí, nghị lực
- Khả năng của bản thân
Câu 7.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A

    Hành trình theo đuổi khát vọng của con người

  • B
    Vai trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống
  • C
    Ý nghĩa của việc sống trách nhiệm
  • D
    Cách để xây dựng bản lĩnh cá nhân, sống có bản lĩnh.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:
- Cách để xây dựng bản lĩnh cá nhân, hãy sống có bản lĩnh.
Câu hỏi 8 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ Quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong tâm hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa...
 
Khi hi sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm

(Nguyễn Việt Chiến – Tổ quốc ở Trường Sa)

Câu 8.1
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
  • A
    6 chữ
  • B
    7 chữ
  • C
    8 chữ
  • D
    Tự do

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong bài thơ
Lời giải chi tiết :

Thể thơ: 8 chữ

Câu 8.2
Câu thơ “Các anh đứng như tượng đài quyết tử” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Điệp từ
  • D
    Ẩn dụ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp so sánh
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người lính nơi đảo xa.
Câu 8.3

Những vần thơ sau thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì của người chiến sĩ?

Chọn đáp án không phù hợp:

Khi hi sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thẳm
  • A
    Dũng cảm
  • B
    Kiên cường
  • C
    Sự hi sinh
  • D
    Nhân ái

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại đoạn thơ
Lời giải chi tiết :

- Những câu thơ thể hiện sự hi sinh, dũng cảm, kiên cường của những người lính ở đảo Gạc Ma. Dòng máu của họ đã hòa vào biển cả để bảo vệ một phần lãnh thổ quê hương.

Câu 8.4

Thái độ, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản trên.

  • A

    Cảm phục sự hi sinh anh dũng của những người lính bảo vệ đảo Gạc Ma.

  • B
    Lòng biết ơn sâu nặng về sự xả thân của những người lính bảo vệ sự yên bình của Tổ quốc.
  • C
    Nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thái độ, tình cảm của tác giả qua văn bản trên:

- Cảm phục sự hi sinh anh dũng của những người lính bảo vệ đảo Gạc Ma.

- Lòng biết ơn sâu nặng về sự xả thân của những người lính bảo vệ sự yên bình của Tổ quốc.

- Nhận thức rõ trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.

Câu hỏi 9 :
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU.
(2) Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng là tình yêu.
(3) Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được.
(4) Để khiến khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình. Thay vì sử dụng công thức ∑ = m×2 ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn […]
(5) Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất…
(Trích Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình, dẫn theo http://www.chungta.com)
Câu 9.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên:

  • A
    Nghị luận
  • B
    Tự sự
  • C
    Miêu tả
  • D
    Biểu cảm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 9.2

Theo tác giả “Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó”. Loại lực đó là gì?

  • A
    Tình cảm gia đình
  • B
    Tình yêu
  • C
    Tình đồng chí
  • D
    Sức mạnh tiền ẩm của con người

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Theo tác giả: Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU.Theo tác giả: Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU.

 

Câu 9.3

Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn (2):

  • A
    Ẩn dụ
  • B
    Nhân hóa
  • C
    So sánh
  • D
    Phép điệp cú pháp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :

- Phép điệp cú pháp: Tình yêu…

- Tác dụng: Ngợi ca sự kì diệu sức mạnh của tình yêu

Câu 9.4

Bài học rút ra từ văn bản trên:

  • A
    Biết ơn những người đã yêu thương bạn
  • B
    Hãy yêu chính bản thân mình
  • C
    Tình yêu có sức mạnh diều kì, mỗi người hãy nuôi dưỡng và giữ gìn tình yêu.
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản trên: Tình yêu có sức mạnh diều kì, mỗi người hãy nuôi dưỡng và giữ gìn tình yêu.

Câu hỏi 10 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung
giáo mác Trường Sơn
cọc nhọn Bạch Đằng
đến trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
chiếc roi cày rần rật máu cha ông
đất nước sinh ra huyền thoại tiên rồng
bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển
mẹ lội suối trèo non
cha bạt ghềnh chắn sóng
mong mai sau nên vóc nên hình

đất nước quặn đau con sóng vỗ ru ghềnh
hồn biển động lời vỏ sò vỏ ốc
ta xăm ngực thuồng luồng mò trai lượm ngọc
thân vùi đảo xa mờ
ma đói lạnh trùng khơi

đất nước mỗi ngày lên đón ánh mặt trời
thấy dung mạo tiền nhân nhắc lời di huấn
nghe vị mặn mồ hôi thấm đầu sông cuối bãi
vạt cỏ bên đường cũng học để mà xanh


(Cương thổ - Nguyễn Đức Dũng)

Câu 10.1
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản:
  • A
    Nghệ thuật
  • B
    Khoa học
  • C
    Báo chí
  • D
    Chính luận

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :
Xem lại các phương cách ngôn ngữ đọc học
Lời giải chi tiết :

Phương các ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 10.2

Hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam trong văn bản?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A
    Giáo mác Trường Sơn
  • B
    Trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận
  • C
    Cọc nhọn Bạch Đằng
  • D
    Bọc trứng trăm con lên rừng xuống biển

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Hình ảnh thể hiện tinh thần yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người Việt Nam trong văn bản: không mỏi cánh tay cung, giáo mác Trường Sơn, cọc nhọn Bạch Đằng, trẻ chăn trâu cũng cờ lau tập trận, chiếc roi cày.

Câu 10.3
Câu thơ “đất nước ngàn năm không mỏi cánh tay cung” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
  • A
    Hoán dụ
  • B
    Nhân hóa
  • C
    So sánh
  • D
    Điệp cú pháp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nhân hóa
- Tác dụng:
+ Giúp cho câu thơ thêm phần sinh động, người đọc dễ hình dung.
+ Nhấn mạnh đến lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước vô cùng hào hùng của dân tộc ta.
Câu 10.4

Câu thơ “mong mai sau nên vóc nên hình” thể hiện khát vọng gì?

Chọn đáp án phù hợp nhất:

  • A
    Khát vọng đất nước ngày càng vững mạnh, vươn tầm thế giới
  • B
    Khát vọng đất nước hòa bình, yên ổn
  • C
    Khát vọng đất nước ngày càng rộng lớn
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và câu thơ

Lời giải chi tiết :

Có thể hiểu câu “mong mai sau nên vóc nên hình” thể hiện khát vọng: đất nước sẽ ngày càng vững mạnh, vươn tầm ra thế giới để xứng đáng với nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, để xứng đáng với sự hi sinh lớn lao của tiên tổ.

close