Trắc nghiệm Tìm hiểu về Thao tác lập luận so sánh Văn 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

So sánh được hiểu là:

  • A

    So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

  • B

    So sánh là chia tách đối tượng thành các yếu tố nhỏ hơn

  • C

    So sánh là để loại bỏ những ý kiến, quan điểm sai

  • D

    So sánh là làm tăng giá trị của cái được so sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

Câu hỏi 2 :

Có hai kiểu so sánh, đó là:

  • A

    So sánh tương đồng

  • B

    So sánh tương cận

  • C

    So sánh tương phản

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Có hai kiểu so sánh: so sánh tương đồng (chỉ ra những nét giống nhau) và so sánh tương phản (chỉ ra những nét khác nhau)

Câu hỏi 3 :

Mục đích của thao tác lập luận so sánh?

  • A

    Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận so sánh là:

- Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác

- So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục

Câu hỏi 4 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi so sánh?

  • A

    So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Chỉ ra điểm giống, điểm khác

  • C

    Chia tách đối tượng thành các yêu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định

  • D

    Nêu bật được đặc trưng của đối tượng cần bàn bạc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:

- So sánh các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

- Chỉ ra điểm giống, khác nhau

- Nêu bật được đặc trưng đối tượng cần bàn bạc

Câu hỏi 5 :

Đáp án không phải các cách so sánh?

  • A

    Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất

  • B

    So sánh tương đồng

  • C

    So sánh tương phản

  • D

    So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Các cách so sánh:

- So sánh tương đồng, so sánh tương phản

- So sánh các yếu tố trong nội bộ đối tượng

Câu hỏi 6 :
Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận so sánh:

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Xác định nội dung, đối tượng.

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Xác định mục đích so sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

Xác định nội dung, đối tượng.

Xác định mục đích so sánh

Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất.

Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Lời giải chi tiết :

Trình tự so sánh:

- Xác định nội dung, đối tượng

- Xác định mục đích so sánh

- Tìm điểm tương đồng và điểm tương phản căn cứ vào một bình diện, một tiêu chí thống nhất

- Làm rõ bản chất, đặc điểm đối tượng

Câu hỏi 7 :
Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối nội dung cột A với cột B cho thích hợp:

Giải thích

Phân tích

Chứng minh

So sánh

Bình luận

Bác bỏ

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

Giải thích

Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề

Phân tích

Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

Chứng minh

Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

So sánh

Đối chiếu hai sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật hiện tượng ấy.

Bình luận

Bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai

Phương pháp giải :

Xem lại các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Lời giải chi tiết :

Các thao tác lập luận trong văn nghị luận:

- Giải thích: là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu vào xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng to đối tượng.

- Bình luận: bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề.

- Bác bỏ: trao đổi, tranh luận ý kiến được cho là sai.

- So sánh: là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.

close