Trắc nghiệm Thao tác lập luận bình luận Văn 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Chọn đáp án đúng về khái niệm bình luận:

  • A

    Bình luận là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng

  • B

    Bình luận là cách nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

  • C

    Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

  • D

    Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Bình luận là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

Câu hỏi 2 :

Mục đích của thao tác lập luận bình luận là:

  • A

     Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan đối với đối tượng khác

  • B

    Làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.

  • C

    Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

  • D

    Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Mục đích thao tác lập luận bình luận là:

Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.

Câu hỏi 3 :

Đáp án không phải là yêu cầu khi bình luận?

  • A

    Bình luận các đối tượng liên quan trên cùng một bình diện, tiêu chí nhất định

  • B

    Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề cần bình luận

  • C

    Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn

  • D

    Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu của thao tác lập luận bình luận:

- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề cần bình luận

- Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục

Câu hỏi 4 :
Con hãy kéo đổi vị trí các từ/cụm từ để được đáp án đúng

Hãy sắp xếp lại trình tự thao tác lập luận bình luận:

Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải

Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Lời giải chi tiết :

Cách bình luận:

Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận

Câu hỏi 5 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nỗi riêng riêng những bàn hoàn trong lòng Thúy Kiều đêm nay là vậy. Nàng chỉ có thức với ngọn đèn cho đến khi dầu khô trong đĩa mà dòng lệ vẫn không dứt đầm khăn: Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn, bởi nàng  chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn hoàn mang ý quanh quẩn, quẩn quanh, lại thêm những (bàn hoàn) nên càng thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ sâu kín nhất, chỉ mình biết mình hay (nỗi riêng, riêng những), càng tăng cái giày vò của tâm trạng, đang hoàn toàn bế tắc”

(Lê Trí Viễn, Đến với thơ hay)

  • A

    Phân tích

  • B

    Chứng minh

  • C

    Bình luận

  • D

    So sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích

Câu hỏi 6 :

Đoạn văn dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vật mình đi ? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ấm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiêu canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyện như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống mua ta thì còn là cái gì nữa !

(Theo Nguyễn Tuân toàn tập, tập V, Sđd)

  • A

    Phân tích

  • B

    Chứng minh

  • C

    Bình luận

  • D

    So sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh

Câu hỏi 7 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Trong cuộc sống có biết bao nhiêu sự cảm ơn có lời và không lời như thế. Với những người có văn hoá, “cảm ơn” là lời nói được sử dụng hằng ngày, những lời luôn được cất lên bằng tất cả thái độ lịch sự và tình cảm chân thực nhất. Nhưng tiếc rằng, vẫn còn không ít thanh niên chưa nghĩ như vậy. Họ coi cảm ơn chỉ là những lời khách sáo, vì thế, chẳng cần phải nói ra. Hình như những bạn ấy vẫn nghĩ một cách giản đơn rằng nói lời cảm ơn hay làm những cử chỉ biểu lộ sự biết ơn là “vẽ chuyện”, chỉ làm mất đi sự thân tình và tăng thêm xa cách mà thôi.

Thế nhưng, cuộc sống hiện đại và yêu cầu về quy tắc giao tiếp giữa người với người đòi hỏi chúng ta phải tập làm quen với lời “làm ơn” và sau đó là “cảm ơn”. Thật hạnh phúc khi ta làm được một việc có ý nghĩa, một điều tốt đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác, kéo mọi người lại gần nhau hơn. Và cũng sẽ hạnh phúc không kém khi chúng ta thấy mình đã không dửng dưng, bạc bẽo vì đã biết tri ân người giúp đỡ mình bằng những lời nói xuất phát từ đáy lòng, chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

(Theo bài viết tham gia diễn đàn Đem mọi người đến gần nhau hơn, báo điện tử Thanhnienonline, ngày 11-11- 2006)

  • A

    Phân tích

  • B

    Chứng minh

  • C

    Bình luận

  • D

    So sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận

Câu hỏi 8 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam(3) hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ?

Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự ?

Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ?

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

  • A

    Phân tích

  • B

    Bác bỏ

  • C

    Bình luận

  • D

    So sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Câu hỏi 9 :

Đoạn trích dưới đây sử dụng thao tác lập luận nào?

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

  • A

    Phân tích

  • B

    Bác bỏ

  • C

    Bình luận

  • D

    So sánh

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm các thao tác lập luận đã học

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận

close