Trắc nghiệm Bài giảng Phong cách ngôn ngữ báo chí Văn 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Loại văn bản nào dưới đây không thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Các nghị định

  • B

    Bản tin

  • C

    Phóng sự

  • D

    Tiểu phẩm

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, quảng cáo,…

Câu hỏi 2 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Báo chí tồn tại ở hai dạng chính: dạng viết và dạng nói. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Báo chí tồn tại ở hai dạng:

+ Dạng viết (báo viết)

+ Dạng nói (đọc, thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh và truyền hình)

+ Ngoài ra còn có loại báo hình, kèm theo lời dẫn giải, thuyết minh.

Câu hỏi 3 :

Ngôn ngữ báo chí dùng để:

  • A

    Giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…(gọi chung là cơ quan), hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí

  • B

    Giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học

  • C

    Thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Câu hỏi 4 :

Đặc trưng nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính thuyết phục

  • B

    Tính thông tin thời sự

  • C

    Tính ngắn gọn

  • D

    Tính sinh động, hấp dẫn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng: Tính thông tin thời sự, tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn.

Câu hỏi 5 :
Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Về từ vựng, ngôn ngữ báo chí hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp. Trong báo chí, ta thấy không ít hình ảnh ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, song song phối hợp câu ngắn với câu dài….Những biện pháp tu từ này nhằm vào việc diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

Câu hỏi 6 :

Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện.

Nội dung trên là đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính thông tin thời sự

  • B

    Tính ngắn gọn

  • C

    Tính sinh động, hấp dẫn

  • D

    Tính thuyết phục

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

* Tính thông tin thời sự: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng hổi hằng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Để đảm bảo chất lượng thông tin, ngôn ngữ phải chính xác, nhất là thông tin về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện.

Câu hỏi 7 :

Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,… Ở đó có khi chỉ dùng một câu mà người đọc có thể nắm bắt được thông tin cần thiết.

Nội dung trên là đặc trưng nào của ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính minh xác

  • B

    Tính ngắn gọn

  • C

    Tính thuyết phục

  • D

    Tính khuôn mẫu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

* Tính ngắn gọn: Văn bản báo chí là lối văn ngắn gọn, lượng thông tin cao. Tiêu biểu cho sự ngắn gọn là bản tin, đặc biệt là loại tin vắn, tin nhanh, quảng cáo,… Ở đó có khi chỉ dùng một câu mà người đọc có thể nắm bắt được thông tin cần thiết.

Câu hỏi 8 :

Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò, hiểu biết của người đọc.

Nội dung trên là đặc trưng nào của phong cách ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính thời sự

  • B

    Tính ngắn gọn

  • C

    Tính hình tượng

  • D

    Tính sinh động hấp dẫn

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Tính sinh động, hấp dẫn: Muốn thu hút sự chú ý của người đọc, ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc. Điều đó thể hiện ở cách dùng từ và đặt câu, in chữ đậm ở đầu bài báo để dẫn dắt và tóm lược nội dung cơ bản, trước hết là ở tiêu đề của bài báo.

Câu hỏi 9 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của bản dưới đây:

Sáng 16/8, Bộ Y tế công bố ca Covid-19 thứ 951 tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân trở về từ Guinea Xích Đạo từ ngày 29/7, sau xét nghiệm lần 4 phát hiện dương tính SARS-CoV-2.

CA BỆNH 951 (BN951) là bệnh nhân nam, 27 tuổi, có địa chỉ tại Yên Thành, Nghệ An. Ngày 29/7/2020 từ Guinea Xích đạo về Sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN6, được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 ngay sau nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 4 ngày 14/8/2020 dương tính với virus SARS-CoV-2.

(Theo Dantri)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu hỏi 10 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Đất nước ở trong tim

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

 

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

 

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

 

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

 

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

 

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

 

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

 

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm.

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

(Cô giáo Chu Ngọc Thanh, Báo Thanh niên 22/3/2020)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

  • D

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu hỏi 11 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Bộ trưởng Nội vụ Philippines Eduardo Año tái mắc Covid-19, 5 tháng sau khi ông bị chẩn đoán nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hồi tháng 3.

Chính quyền Philippines ngày hôm nay, 17/8, thông báo ông Año có kết quả dương tính với vi rút hôm 15/8. Ông Año, người đang hỗ trợ nỗ lực chống dịch của quốc gia Đông Nam Á, cho biết ông có triệu chứng giống như cảm cúm vào tuần trước.

Ông bị chẩn đoán mắc Covid-19 vào hồi tháng 3, nhưng không có bất cứ triệu chứng nào vào thời điểm đó.

AFP dẫn các nghiên cứu cho biết, những người nhiễm vi rút SARS-CoV-2 thường sản sinh ra kháng thể 1 tuần sau khi mắc bệnh hoặc khi có triệu chứng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ liệu cơ thể người có hình thành một hệ thống miễn dịch đủ khả năng ngăn chặn một đợt tấn công mới của virus SARS-CoV-2, và nếu có, hệ thống này có thể kéo dài trong bao lâu.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 có thể mất khả năng miễn dịch với mầm bệnh sau vài tháng hoặc thậm chí vài tuần.

Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết các chuyên gia đang phân tích triệu chứng của ông Año, các xét nghiệm ông thực hiện và kết quả từ phòng thí nghiệm để xem xét đây có thực sự là một ca tái mắc Covid-19 hay không.

Ông Año được xét nghiệm trước cuộc họp với Tổng thống Rodrigo Duterte và các thành viên nội các chủ chốt khác vào hôm nay để quyết định xem Philippines có kéo dài thêm 2 tuần phong tỏa ở thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận hay không. 

Philippines hiện có trên 160.000 ca Covid-19 và hơn 2.600 người tử vong vì dịch. Philippines là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á tính về số người mắc bệnh. Bộ Y tế và Bộ Lao động Philippines đã yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi làm việc sau khi có một số ổ dịch bùng phát tại khu căng-tin một số văn phòng.

(Theo Dantri)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu hỏi 12 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

… Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu hỏi 13 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh Dưỡng cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và gần 1/3 số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp chiều cao theo tuổi (suy dinh dưỡng mãn tính).

Trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ năng lượng, do khả năng hấp thu kém hoặc do rối loạn tiêu hoá lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.

Trẻ ăn nhiều vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do lượng thức ăn đưa vào nhiều nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng. Hơn nữa, ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó khiến cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện.

Ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất khác nhau nên lượng thức ăn cần thiết đưa vào cơ thể cũng khác nhau. Trẻ ăn nhiều, lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa, sẽ không có đủ khả năng tiêu hóa hết thức ăn trong khi hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh, dẫn đến phần thức ăn dư thừa đó làm cho trẻ có cảm giác no hoặc chướng bụng, khó tiêu nên thường xuyên gây ra các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Để giải quyết tình trạng trên và cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ, chúng ta cần bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, một số vitamin, men amylase… giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để tránh sự tăng sinh của các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời tăng khả năng tiêu hóa thức ăn nhờ tác dụng của các men vi sinh.

( Theo Lê Thị Hải, Trẻ ăn nhiều mà vẫn…suy dinh dưỡng, Báo Khoa học và đời sống)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ hành chính

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học.

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Câu hỏi 14 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

10.4.58

Vậy là chiều nay các anh lên đường để lại cho mọi người một nỗi nhớ mênh mông giữa khu rừng vắng vẻ. Các anh đi rồi nhưng tất cả nơi đây còn ghi lại bóng dáng các anh: những con đường đi, những chiếc ghế ngồi chơi xinh đẹp, những câu thơ thắm thiết yêu thương. Nghe anh Tuấn ra lệnh: “Tất cả ba lô lên đường!”. Những chiếc ba lô vụng về may bằng những tấm bao Mỹ đã gọn gàng trên vai, mọi người còn nấn ná đứng lại trước mình bắt tay chào mình một lần cuối. Bỗng dưng một nỗi nhớ thương kỳ lạ đối với miền Bắc trào lên trong mình như mặt sông những ngày mưa lũ và… mình khóc ròng đến nỗi không thể đáp lại lời chào của mọi người. Thôi! Các anh đi đi, hẹn một ngày gặp lại lại trên miền Bắc thân yêu…

 

Suốt một đêm một ngày lo lắng vì cas mổ của San, chiều nay lòng mình vui sướng xiết bao khi thấy San ngồi dậy, nét mặt anh còn in nỗi đau đớn mệt nhọc nhưng nụ cười ngượng nở trên môi. Bàn tay anh khẽ nắm bàn tay mình mến thương tin tưởng ơi người thương binh trẻ tuổi dũng cảm kia ơi, tôi thương anh bằng một tình thương rộng rãi nhưng rất sâu xa: tình thương cửa một người thầy thuốc trước bệnh nhân, tình thương của một người chị đối với đứa em đau ốm (thực ra San bằng tuổi mình) và tình thương ấy đặc biệt hơn đối với mọi người vì cộng thêm că lòng mến phục. Anh có thấy điều đó trong cái nhìn lo âu của tôi không? Có thấy bàn tay tôi dịu dàng đặt nhẹ trên vết thương, trên đôi tay xanh gầy của anh đó không .Chúc San mau bình phục để trở về với đội ngũ chiến đấu, trở về với bà mẹ già đang vò vo ngóng trông con từng giờ, từng phút.

(Trích Nhật ki Đặng Thùy Trâm)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu hỏi 15 :

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản sau:

Đất nước

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn như nhớ mắt người yêu

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • B

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • C

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

close