Trắc nghiệm Các dạng bài tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên Toán 6 Cánh diều

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Tích \(25.9676.4\) bằng với

  • A

    \(1000.9676\)   

  • B

    \(9676 + 100\)          

  • C

    \(9676.100\)      

  • D

    \(9676.10\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để nhân các số thích hợp

Lời giải chi tiết :

Ta có \(25.9676.4\)\( = 9676.25.4 = 9676.100\)

Câu hỏi 2 :

Kết quả của phép tính \(547.63 + 547.37\) là

  • A

    \(54700\)   

  • B

    \(5470\)          

  • C

    \(45700\)      

  • D

    \(54733\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để thực hiện phép tính.

$ab+ac=a(b+c)$

Lời giải chi tiết :

Ta có \(547.63 + 547.37\)\( = 547.\left( {63 + 37} \right) = 547.100 = 54700.\)

Câu hỏi 3 :

Tính  nhanh \(125.1975.4.8.25\)

  • A

    \(1975000000\)   

  • B

    \(1975000\)          

  • C

    \(19750000\)                            

  • D

    \(197500000\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Áp dụng  tính chất giao hoán của phép nhân để tính nhanh

Lời giải chi tiết :

Ta có \(125.1975.4.8.25\)\( = \left( {125.8} \right).\left( {4.25} \right).1975\)\( = 1000.100.1975\)\( = 197500000\)

Câu hỏi 4 :

Không tính giá trị cụ thể, hãy so sánh \(A = 1987657.1987655\) và \(B = 1987656.1987656\)

  • A

    \(A > B\)   

  • B

    \(A < B\)          

  • C

    \(A \le B\)      

  • D

    \(A = B\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất phân phối giữa phép nhân với phép cộng để biến đổi và so sánh \(A,B.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(A = 1987657.1987655\)\( = \left( {1987656 + 1} \right).1987655\)\( = 1987656.1987655 + 1987655\,\,\,\left( 1 \right)\)

Và \(B = 1987656.\left( {1987655 + 1} \right)\) \( = 1987656.1987655 + 1987656\,\,\,\left( 2 \right)\)

Vì \(1987655 < 1987656\) và từ (1) và (2) suy ra \(A < B.\)

Câu hỏi 5 :

Tổng \(1 + 3 + 5 + 7 + ... + 95 + 97\) là

  • A

    Số có chữ số tận cùng là \(7.\)

  • B

    Số có chữ số tận cùng là \(2.\)

  • C

    Số có chữ số tận cùng là \(3.\)

  • D

    Số có chữ số tận cùng là \(1.\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Tính số các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) bằng công thức  (số cuối-số đầu):2+1

+ Tổng các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) được tính bằng công thức

(số cuối+số đầu). số các số hạng :2

Lời giải chi tiết :

Số các số tự nhiên lẻ liên tiếp từ \(1\) đến \(97\) là \(\left( {97 - 1} \right):2 + 1 = 49\) số

Do đó \(1 + 3 + 5 + 7 + ... + 95 + 97\)\( = \left( {97 + 1} \right).49:2 = 2401.\)

Vậy tổng cần tìm có chữ số tận cùng là \(1.\)

Câu hỏi 6 :

Tìm số tự nhiên \(x\) biết \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\)

  • A

    \(x = 4\)   

  • B

    \(x = 3\)   

  • C

    \(x = 0\)   

  • D

    \(x = 1000\)   

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng cách tìm \(x\): Nếu hai số nhân với nhau bằng \(0\) thì có ít nhất một thừa số phải bằng \(0.\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {x - 4} \right).1000 = 0\) nên \(x - 4 = 0\) (vì \(1000 \ne 0\))

Suy ra

\(x = 0 + 4\)

\(x = 4.\)

Vậy \(x = 4.\)

Câu hỏi 7 :

Số tự nhiên nào dưới đây thỏa mãn \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

  • A

    \(x = 2017\)   

  • B

    \(x = 2018\)   

  • C

    \(x = 2019\)   

  • D

    \(x = 2020\)   

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Áp dụng mối quan hệ giữa các số: để tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(2018\left( {x - 2018} \right) = 2018\)

\(x - 2018 = 2018:2018\)

\(x - 2018 = 1\)

\(x = 2018 + 1\)

\(x = 2019\)

Vậy \(x = 2019.\)

Câu hỏi 8 :

Kết quả của phép tính \(879.2a + 879.5a + 879.3a\) là

  • A

    \(8790\)           

  • B

    \(87900a\)   

  • C

    \(8790a\)      

  • D

    \(879a\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng, tính chất giao hoán của phép nhân.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(879.2a + 879.5a + 879.3a\)\( = 879.a.2 + 879.a.5 + 879.a.3\)\( = 879a\left( {2 + 5 + 3} \right) = 879a.10 = 8790a\)

Câu hỏi 9 :

Một tàu hỏa cần chở \(1200\) khách. Biết rằng mỗi toa có \(12\) khoang, mỗi khoang có \(8\) chỗ ngồi. Hỏi tàu hỏa cần  ít nhất bao nhiêu toa để chở hết số khách tham quan.

  • A

    \(13\)   

  • B

    \(15\)          

  • C

    \(12\)      

  • D

    \(14\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

+ Tính số người mỗi toa chở được

+ Tính số toa

Lời giải chi tiết :

Mỗi toa chở số người là: \(12.8 = 96\) người

Vì tàu hỏa cần chở \(1200\) hành khách mà \(1200:96 = 12\) dư \(48\) hành khách nên cần ít nhất \(13\) toa để chở hết số khách tham quan.

Câu hỏi 10 :

Để đánh số trang của một quyển sách dày \(2746\) trang, ta cần dùng bao nhiêu chữ số?

  • A

    \(9875\)   

  • B

    \(9876\)  

  • C

    \(9877\)   

  • D

    \(9878\)   

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

+ Tìm số trang có đánh 1 chữ số, số trang đánh 2 chữ số, số trang đánh 3 chữ số, số trang đánh 4 chữ số

+ Từ đó suy ra số chữ số cần dùng.

Lời giải chi tiết :

Quyển sách có:

+ Số trang có \(1\) chữ số là \(9 - 1 + 1 = 9\)

+ Số trang có \(2\) chữ số là \(99 - 10 + 1 = 90\) trang

+ Số trang có \(3\) chữ số là \(999 - 100 + 1 = 900\) trang

+ Số trang có \(4\) chữ số là \(2746 - 1000 + 1 = 1747\) trang

Vậy số chữ số cần dùng là:

\(1.9 + 2.90 + 3.900 + 4.1747 = 9877\) (chữ số)

Câu hỏi 11 :

Tìm số \(\overline {xy} \) biết \(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xyxy} \)

  • A

    \(10\)

  • B

    \(11\)          

  • C

    \(12\)          

  • D

    \(13\)          

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng mối quan hệ giữa các hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị khi phân tích một số trong hệ thập phân

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xyxy} \)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} .100 + \overline {xy} \)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} \left( {100 + 1} \right)\)

\(\overline {xy} .\overline {xyx}  = \overline {xy} .101\)

Suy ra \(\overline {xyx}  = 101\) nên \(x = 1;y = 0\)

Vậy \(\overline {xy}  = 10.\)

Câu hỏi 12 :

Để đánh số các trang của một quyển sách người ta phải dùng tất cả \(600\) chữ số. Hỏi quyển sách có bao nhiêu trang?

  • A

    \(326\)   

  • B

    \(136\)          

  • C

    \(263\)      

  • D

    \(236\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Chia ra thành các trang đánh \(1\) chữ số; \(2\) chữ số và \(3\) chữ số để tìm số trang của quyển sách.

Lời giải chi tiết :

\(99\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 = 189\) chữ số

\(999\) trang đầu cần dùng \(9.1 + 90.2 + 900.3 = 2889\) chữ số

Vì \(189 < 600 < 2889\) nên trang cuối cùng phải có ba chữ số

Số chữ số dùng để đánh số trang có ba chữ số là \(600 - 189 = 411\) (chữ số)

Số trang có ba chữ số là \(411:3 = 137\) trang

Số trang của quyển sách là \(99 + 137 = 236\) trang

Câu hỏi 13 :

Thực hiện hợp lý phép tính \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\) ta được

  • A

    \(112\)   

  • B

    \(28\)          

  • C

    \(53\)      

  • D

    \(56\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

- Tính trong ngoặc bằng cách sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.

- Thực hiện phép chia để tìm kết quả.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {56.35 + 56.18} \right):53\)\( = 56.\left( {35 + 18} \right):53 = 56.53:53 = 56.1 = 56\)

Câu hỏi 14 :

Tìm số tự nhiên \(x\) biết rằng \(x - 50:25 = 8.\)

  • A

    \(11\)   

  • B

    \(250\)          

  • C

    \(10\)  

  • D

    \(20\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Thực hiện phép chia trước rồi tìm \(x\) bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(x - 50:25 = 8\)

\(x - 2 = 8\)

\(x = 8 + 2\)

\(x = 10.\)

Câu hỏi 15 :

Giá trị \(x\) nào dưới đây thỏa mãn \(\left( {x - 50} \right):25 = 8?\)

  • A

    \(300\)   

  • B

    \(150\)          

  • C

    \(200\)      

  • D

    \(250\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Tìm số bị chia bằng cách lấy số chia nhân với thương.

+ Tìm số bị trừ bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\left( {x - 50} \right):25 = 8\)

\(x - 50 = 25.8\)

\(x - 50 = 200\)

\(x = 50 + 200\)

\(x = 250.\)

Vậy \(x = 250.\)

Câu hỏi 16 :

Cho \({x_1}\) là số tự nhiên  thỏa mãn \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\) và \({x_2}\) là số tự nhiên thỏa mãn  \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\). Khi đó \({x_1} + {x_2}\) bằng

  • A

    \(80\)   

  • B

    \(82\)          

  • C

    \(41\)      

  • D

    \(164\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Tìm \({x_1}\) và \({x_2}\) sau đó tính tổng \({x_1} + {x_2}\)

Lời giải chi tiết :

+ Ta có \(\left( {5x - 38} \right):19 = 13\)

\(5x - 38 = 13.19\)

\(5x - 38 = 247\)

\(5x = 247 + 38\)

\(5x = 285\)

\(x = 285:5\)

\(x = 57\)

Vậy \({x_1} = 57.\)

+ Ta có \(100 - 3\left( {8 + x} \right) = 1\)

\(3\left( {8 + x} \right) = 100 - 1\)

\(3\left( {8 + x} \right) = 99\)

\(8 + x = 99:3\)

\(8 + x = 33\)

\(x = 33 - 8\)

\(x = 25.\)

Vậy \({x_2} = 25\)

Khi đó \({x_1} + {x_2} = 57 + 25 = 82.\)

Câu hỏi 17 :

Tìm số chia và số dư trong phép chia khi biết số bị chia là \(36\) và thương là \(7.\)

  • A

    Số chia là \(5\), số dư là \(2.\)   

  • B

    Số chia là \(7\), số dư là \(1.\)              

  • C

    Số chia là \(5\), số dư là \(1.\)          

  • D

    Số chia là \(6\), số dư là \(1.\)    

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.

Lời giải chi tiết :

Gọi số chia là \(b\), số dư là \(r\,\left( {b \in {N^*};\,0 \le r < b} \right)\).

Theo đề bài ta có \(36 = 7.b + r\) suy ra \(7b \le 36\) và \(8b > 36\) suy ra \(b = 5\) từ đó ta có \(r = 1.\)

Câu hỏi 18 :

Trong một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên có số bị chia là \(200\) và số dư là \(13.\) Khi đó số chia và thương lần lượt là

  • A

    \(197;1\)   

  • B

    \(1;197\)          

  • C

    \(1;187\)      

  • D

    \(187;1\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về phép chia có dư để đánh giá và tìm số chia, số dư của phép tính.

Lời giải chi tiết :

Gọi thương là \(p\); số chia là \(b\)\(\left( { b>13} \right)\)

Theo đề bài ta có \(200 = bq + 13\) nên \(bq = 187 = 187.1\) mà \(b > 13\) nên \(b = 187\) và \(q = 1.\)

Câu hỏi 19 :

Một trường THCS có \(530\) học sinh lớp \(6\). Trường có \(15\) phòng học cho khối \(6\), mỗi phòng có \(35\) học sinh.

  • A

    Nhà trường phân đủ số lượng học sinh

  • B

    Nhà trường thiếu lớp học so với số học sinh hiện có

  • C

    Nhà trường thiếu học sinh so với số lớp hiện có

  • D

    Nhà trường thừa \(1\) phòng học

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Tính số học sinh có thể học trong \(15\) phòng học của nhà trường.

Từ đó suy ra nhà trường có phân đủ số học sinh vào các phòng hay không?

Lời giải chi tiết :

Số học sinh học trong \(15\) phòng học là \(15.35 = 525\) học sinh.

Mà nhà trường có \(530\) học sinh nên nhà trường không phân đủ số lượng học sinh vào mỗi lớp.

Câu hỏi 20 :

Chia \(129\) cho một số ta được số dư là \(10.\) Chia \(61\) cho số đó ta cũng được số dư là \(10.\) Tìm số chia.

  • A

    \(17\)   

  • B

    \(51\)          

  • C

    \(71\)      

  • D

    \(7\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

- Từ đề bài tìm ra mối quan hệ giữa số chia và thương

- Từ đó phân tích để tìm ra số chia phù hợp

Lời giải chi tiết :

Gọi số chia là \(b,\) theo bài ra ta có

\(129 = b.{q_1} + 10 \Rightarrow b{q_1} = 119 = 119.1 = 17.7\)  (với \({q_1}\) là thương )

\(61 = b.{q_2} + 10 \Rightarrow b{q_2} = 51 = 51.1 = 17.3\) (với \({q_2}\) là thương và \({q_2} \ne {q_1}\))

Vì \(b > 10\) và \({q_1} \ne {q_2}\) nên ta có \(b = 17.\)

Câu hỏi 21 :

Mẹ em mua một túi 15 kg gạo tám thơm Hải Hậu loại 20 nghìn đồng một ki lô gam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ tiền 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?

  • A

    300

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Tính số tiền mẹ mua gạo.

Số tờ tiền bằng số tiền mua gạo chia cho 50.

Lời giải chi tiết :

Số tiền gạo là 15.20=300 nghìn đồng

Số tờ tiền mà mẹ em phải đưa là 300:50=6 (tờ)

Vậy mẹ em phải đưa cho cô bán hàng 6 tờ tiền mệnh giá 50 nghìn đồng.

Câu hỏi 22 :

Ngày sinh của Hoa chia hết cho tháng sinh của Hoa theo lịch dương. Ngày sinh và tháng sinh của Hoa không thể là

  • A

    Ngày 22 tháng 2

  • B

    Ngày 23 tháng 1

  • C

    Ngày 30 tháng 2

  • D

    Ngày 28 tháng 7

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Kiểm tra tính chia hết của ngày sinh và tháng sinh trong các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Ngày sinh và tháng sinh của Hoa không thể là ngày 30 tháng 2 vì tuy rằng 30 chia hết cho 2 nhưng tháng 2 không thể có 30 ngày.

Câu hỏi 23 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho \(3\) là:

  • A

    \(3k\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 3\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(3k + 1\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(3k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các số hạng chia hết cho \(a\) có dạng $x = a.k\,\left( {k \in N} \right)$

Lời giải chi tiết :

Các số hạng chia hết cho \(3\) có dạng tổng quát là \(x = 3k\,\left( {k \in N} \right)\)

Câu hỏi 24 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là

  • A

    \(2k + 5\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(2k\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(5k + 4\,\left( {k \in N} \right)\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Số tự nhiên \(a\) chia cho \(b\) được thương \(q\) và  dư $r$ có dạng \(a = b.q + r.\)

Lời giải chi tiết :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là \(a = 5k + 2\,\left( {k \in N} \right).\)

Câu hỏi 25 :

Tình nhanh \(49.15 - 49.5\) ta được kết quả là

  • A

    \(490\)   

  • B

    \(49\)          

  • C

    \(59\)      

  • D

    \(4900\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Sử dụng  tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ \(ab - ac = a\left( {b - c} \right).\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(49.15 - 49.5\)\( = 49.\left( {15 - 5} \right) = 49.10 = 490.\)

Câu hỏi 26 :

Kết quả của phép tính $12.100 + 100.36 - 100.19$ là

  • A

    \(29000\)             

  • B

    \(3800\)          

  • C

    \(290\)      

  • D

    \(2900\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng; phép trừ \(ab + ac - ad = a\left( {b + d - c} \right).\)

Lời giải chi tiết :

Ta có $12.100 + 100.36 - 100.19$\( = 100.\left( {12 + 36 - 19} \right) = 100.29 = 2900.\)

close