Trắc nghiệm Bài 24: Hỗn số dương Toán 6 Kết nối tri thức

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Viết phân số \(\dfrac{4}{3}\)  dưới dạng hỗn số ta được

  • A

    $1\dfrac{2}{3}$ 

  • B

    \(3\dfrac{1}{3}\)  

  • C

    \(3\dfrac{1}{4}\)           

  • D

    \(1\dfrac{1}{3}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

+ Nếu phân số dương lớn hơn $1,$  ta có thể viết nó dưới dạng hỗn số bằng cách: chia tử cho mẫu, thương tìm được là phần nguyên của hỗn số, số dư là tử của phân số kèm theo, còn mẫu vẫn là mẫu đã cho.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(4:3\) bằng $1$ (dư \(1\) ) nên \(\dfrac{4}{3} = 1\dfrac{1}{3}\)

Câu hỏi 2 :

Tính \(\left( { - 2\dfrac{1}{4}} \right) + \dfrac{5}{2}\)

  • A

    $ - \dfrac{1}{4}$        

  • B

    \(\dfrac{3}{2}\)  

  • C

    \(\dfrac{1}{4}\)                 

  • D

    \(\dfrac{3}{4}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Đổi hỗn số ra phân số rồi thực hiện phép cộng hai phân số.

Lời giải chi tiết :

\(\left( { - 2\dfrac{1}{4}} \right) + \dfrac{5}{2} =  - \dfrac{9}{4} + \dfrac{5}{2}\)\( = \dfrac{{ - 9}}{4} + \dfrac{{10}}{4} = \dfrac{1}{4}\)

Câu hỏi 3 :

Tìm \(x\) biết \(2\dfrac{x}{7} = \dfrac{{75}}{{35}}\)

  • A

    $x = 1$ 

  • B

    \(x = 2\)  

  • C

    \(x = 3\)

  • D

    \(x = 4\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Đổi hỗn số thành phân số, đồng thời rút gọn phân số có thể rút gọn được, từ đó tìm \(x\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}2\dfrac{x}{7} = \dfrac{{75}}{{35}}\\\dfrac{{2.7 + x}}{7} = \dfrac{{15}}{7}\\14 + x = 15\\x = 15 - 14\\x = 1\end{array}\)

Câu hỏi 4 :

Chọn câu đúng.

  • A

    \(\left( { - 3\dfrac{3}{4}} \right).1\dfrac{1}{2} =  - 3\dfrac{3}{8}\)                       

  • B

    \(3\dfrac{3}{4}:1\dfrac{1}{5} = 3\dfrac{3}{{20}}\)  

  • C

    \(\left( { - 3} \right) - \left( { - 2\dfrac{2}{5}} \right) = \dfrac{{ - 3}}{5}\)          

  • D

    \(5\dfrac{7}{{10}}.15 = \dfrac{{105}}{2}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

- Thực hiện các phép tính ở mỗi đáp án.

- Kết luận.

Chú ý: Đổi các hỗn số thành phân số rồi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia các phân số.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A: \(\left( { - 3\dfrac{3}{4}} \right).1\dfrac{1}{2}\)\( =  - \dfrac{{15}}{4}.\dfrac{3}{2} =  - \dfrac{{45}}{8} =  - 5\dfrac{5}{8} \ne  - 3\dfrac{3}{8}\)

Nên A sai.

Đáp án B: \(3\dfrac{3}{4}:1\dfrac{1}{5} = \dfrac{{15}}{4}:\dfrac{6}{5} = \dfrac{{15}}{4}.\dfrac{5}{6}\)\( = \dfrac{{25}}{8} = 3\dfrac{1}{8} \ne 3\dfrac{3}{{20}}\) nên B sai.

Đáp án C: \(\left( { - 3} \right) - \left( { - 2\dfrac{2}{5}} \right)\)\( = \left( { - 3} \right) - \left( { - \dfrac{{12}}{5}} \right) = \left( { - 3} \right) + \dfrac{{12}}{5} = \dfrac{{ - 3}}{5}\)

Nên C đúng.

Đáp án D: \(5\dfrac{7}{{10}}.15 = \dfrac{{57}}{{10}}.15 = \dfrac{{171}}{2} \ne \dfrac{{105}}{2}\) nên D sai.

Câu hỏi 5 :

Dùng hỗn số viết thời gian ở đồng hồ trong các hình vẽ, ta được lần lượt các hỗn số là:

  • A

    \(2\dfrac{1}{3}\); \(4\dfrac{5}{6}\); \(6\dfrac{1}{6}\); \(9\dfrac{1}{2}\)

  • B

    \(2\dfrac{1}{4}\); \(4\dfrac{1}{6}\); \(6\dfrac{1}{6}\); \(9\dfrac{1}{2}\)

  • C

    \(2\dfrac{1}{3}\); \(4\dfrac{5}{6}\); \(6\dfrac{5}{6}\); \(9\dfrac{1}{2}\)

  • D

    \(2\dfrac{1}{3}\); \(4\dfrac{5}{6}\); \(6\dfrac{1}{6}\); \(9\dfrac{1}{6}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Hỗn số gồm:

Phần nguyên = số giờ

Phần phân số = Số phút: 60

Lời giải chi tiết :

Hình a: \(2\dfrac{1}{3}\)

Hình b: \(4\dfrac{5}{6}\)

Hình c: \(6\dfrac{1}{6}\)

Hình d: \(9\dfrac{1}{2}\)

Vậy ta được các hỗn số: \(2\dfrac{1}{3}\); \(4\dfrac{5}{6}\); \(6\dfrac{1}{6}\); \(9\dfrac{1}{2}\).

Câu hỏi 6 :

Viết các phân số và hỗn số sau dưới dạng số thập phân:

\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}}\)= …; \(\dfrac{{ - 5}}{8}\)= …; \(3\dfrac{2}{{25}}\)=…

  • A

    \(-0,09; -0,625; 3,08\)

  • B

    \(-0,009; -0,625; 3,08\)

  • C

    \(-0,9; -0,625; 3,08\)

  • D

    \(-0,009; -0,625; 3,008\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Viết các phân số và hỗn số dưới dạng các phân số có mẫu là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,…rồi viết chúng dưới dạng số thập phân.

Lời giải chi tiết :

\(\dfrac{{ - 9}}{{1\,\,000}} = - 0,009\)

\(\dfrac{{ - 5}}{8} = \dfrac{{ - 5.125}}{{8.125}} = \dfrac{{ - 625}}{{1000}} = - 0,625\)

\(3\dfrac{2}{{25}} = 3\dfrac{8}{{100}} = 3,08\)

Câu hỏi 7 :

Viết các số thập phân sau dưới dạng phân số tối giản:

\( - 0,125\)=…; \( - 0,012 = ...{\rm{ }}\); \( - 4,005 = ...\)

  • A

    \(\dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 4005}}{{1000}}\)

  • B

    \( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{25}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)

  • C

    \(\dfrac{{ - 1}}{4}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)

  • D

    \( \dfrac{{ - 1}}{8}; \dfrac{{ - 3}}{{250}}; \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

\(\overline {a,bcd} = \dfrac{{abcd}}{{1000}}\)

Lời giải chi tiết :

\( - 0,125 = \dfrac{{ - 125}}{{1000}} = \dfrac{{ - 125:125}}{{1000:125}} = \dfrac{{ - 1}}{8}\)

\( - 0,012 = \dfrac{{ - 12}}{{1000}} = \dfrac{{ - 12:4}}{{1000:4}} = \dfrac{{ - 3}}{{250}}\)

\( - 4,005 = \dfrac{{ - 4005}}{{1000}} = \dfrac{{ - 4005:5}}{{1000:5}} = \dfrac{{ - 801}}{{200}}\)

Câu hỏi 8 :

Tính giá trị biểu thức \(M = 60\dfrac{7}{{13}}.x + 50\dfrac{8}{{13}}.x - 11\dfrac{2}{{13}}.x\)  biết \(x =  - 8\dfrac{7}{{10}}\)

  • A

    $ - 870$ 

  • B

    \( - 87\)  

  • C

    \(870\)

  • D

    \(92\dfrac{7}{{10}}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Thu gọn \(M\) rồi thay \(x =  - 8\dfrac{7}{{10}}\) vào tính giá trị của \(M\)

Lời giải chi tiết :

\(M = 60\dfrac{7}{{13}}.x + 50\dfrac{8}{{13}}.x - 11\dfrac{2}{{13}}.x\)

\(M = \left( {60\dfrac{7}{{13}} + 50\dfrac{8}{{13}} - 11\dfrac{2}{{13}}} \right).x\)

\(M = \left[ {\left( {60 + 50 - 11} \right) + \left( {\dfrac{7}{{13}} + \dfrac{8}{{13}} - \dfrac{2}{{13}}} \right)} \right].x\)

\(M = \left( {99 + 1} \right).x = 100x\)

Thay \(x =  - 8\dfrac{7}{{10}}\) vào \(M\) ta được:

\(M = 100.\left( { - 8\dfrac{7}{{10}}} \right)\) \( = 100.\left( { - \dfrac{{87}}{{10}}} \right) =  - 870\)

Câu hỏi 9 :

Tìm số tự nhiên \(x\) sao cho: \(6\dfrac{1}{3}:4\dfrac{2}{9} < x < \left( {10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{2}{5}} \right) - 6\dfrac{2}{9}\).

  • A

    \(x \in \left\{ {2;3;4;5;6} \right\}\)             

  • B

    \(x \in \left\{ {3,4;5;6} \right\}\)

  • C

    \(x \in \left\{ {2;3,4;5} \right\}\)

  • D

    \(x \in \left\{ {3,4;5;6;7} \right\}\)

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Rút gọn vế trái và vế phải bằng cách đưa hỗn số về phân số. Từ đó chọn số phù hợp.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}6\dfrac{1}{3}:4\dfrac{2}{9} < x < \left( {10\dfrac{2}{9} + 2\dfrac{2}{5}} \right) - 6\dfrac{2}{9}\\\dfrac{{19}}{3}:\dfrac{{38}}{9} < x < \dfrac{{92}}{9} + \dfrac{{12}}{5} - \dfrac{{56}}{9}\\\dfrac{3}{2} < x < \dfrac{{32}}{5}\end{array}\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{3}{2} < x < \dfrac{{32}}{5}\\1,5 < x < 6,4\end{array}\)

Vì x là số tự nhiên nên \(x \in \left\{ {2;3;4;5;6} \right\}\).

Câu hỏi 10 :

Dùng phân số hoặc hỗn số (nếu có thể) để viết các đại lượng diện tích dưới đây theo mét vuông, ta được:

a) \(125\,d{m^2}\) b) \(218\,c{m^2}\)   c) \(240\,d{m^2}\)     d) \(34\,c{m^2}\)

  • A

    \(1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\).

  • B

    \(1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{9}{{50}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\).

  • C

    \(1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{9}{{50}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{17}}{{50}}\,{m^2}\).

  • D

    \(1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{17}}{{50}}\,{m^2}\).

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Đổi các khối lượng ra các phân số có cùng đơn vị đo khối lượng

Lời giải chi tiết :

a) \(125\,d{m^2} = \dfrac{{125}}{{100}}{m^2} = 1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\)

b) \(218\,c{m^2} = \dfrac{{218}}{{10000}}{m^2} = \dfrac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\)

c) \(240\,d{m^2} = \dfrac{{240}}{{100}}{m^2} = 2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\)

d) \(34\,c{m^2} = \dfrac{{34}}{{10000}}{m^2} = \dfrac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\)

Vậy ta được: \(1\dfrac{{25}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{109}}{{5000}}\,{m^2}\); \(2\dfrac{{40}}{{100}}\,{m^2}\); \(\dfrac{{17}}{{5000}}\,{m^2}\).

Câu hỏi 11 :

Viết 2 giờ 15 phút dưới dạng hỗn số với đơn vị là giờ:

  • A

    \(1\dfrac{1}{4}\) giờ

  • B

    \(2\dfrac{1}{5}\) giờ

  • C

    \(2\dfrac{1}{4}\) giờ

  • D

    \(15\dfrac{1}{{30}}\) giờ

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

a giờ b phút = \(a + \dfrac{b}{{60}}\) (giờ)

Lời giải chi tiết :

2 giờ 15 phút = \(2 + \dfrac{{15}}{{60}} = 2 + \dfrac{1}{4} = 2\dfrac{1}{4}\) giờ.    

close