Trắc nghiệm Bài 12. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp - Sinh 11

Câu 1 :

Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?

  • A
    Nhiệt độ.
  • B
    Nồng độ khí CO2.
  • C
    Nồng độ khí Nitơ (N2).
  • D
    Hàm lượng nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Các điều kiện môi trường cần cho hô hấp tế bào thì đều ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết :

Nồng độ khí nitơ không ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp

Câu 2 :

Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng

  • A

    (-5 0C) - (5 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • B

    (0 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

  • C

    (5 0C) - (10 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

  • D

    (10 0C) - (20 0C), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối thiểu (0oC → 10oC): Là nhiệt độ mà cây bắt đầu của biểu hiện hô hấp

Câu 3 :

Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng

  • A

    35oC - 40oC

  • B

    40oC - 45oC

  • C

    30oC - 35oC

  • D

    45oC - 50oC

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối đa (40oC → 45oC), ở nhiệt độ quá cao thì protein bị biến tính, cấu trúc của nguyên sinh chất bị phá hủy, cây chết.

Câu 4 :

Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

  • A

    25oC - 30oC

  • B

    30oC - 35oC

  • C

    20oC - 25oC

  • D

    35oC - 40oC

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Nhiệt độ tối ưu (30oC → 35oC): Là nhiệt độ mà cường độ hô hấp đạt giá trị cao nhất

Câu 5 :

Quá trình hô hấp có liên quan chặt chẽ với nhân tố nhiệt độ vì:

  • A

    Mỗi loài chỉ hô hấp trong điều kiện nhiệt độ nhất định

  • B

    Nhiệt độ ảnh hưởng đến cơ chế đóng mở khí khổng, nên ảnh hưởng đến nồng độ oxi

  • C

    Hô hấp bao gồm các phản ứng hoá học cần sự xúc tác của các enzim do vậy phải phụ thuộc chặt chẽ với nhiệt độ

  • D

    Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng nước mà nước là nguyên liệu của quá trình hô hấp

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Quá trình hô hấp cần sự xúc tác của các enzyme do vậy hô hấp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

Câu 6 :

Mối quan hệ giữa cường độ hô hấp với hàm lượng nước của cơ thể:

  • A

    Tỉ lệ thuận

  • B

    Tỉ lệ nghịch

  • C

    Tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch tùy giai đoạn

  • D

    Cả ba đều sai.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng cao thì cường độ hô hấp càng cao và ngược lại.

Câu 7 :

Cây chuyển sang phân giải kị khí khi nồng độ oxi không khí giảm xuống:

  • A

    20%.

  • B

    5%

  • C

    15%.

  • D

    Không xác định được

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Khi nồng độ O2 trong không khí giảm xuống 5% thi cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.

Câu 8 :

Hô hấp của cây bị ức chế khi nồng độ CO2 cao hơn:

  • A

    0,5%.

  • B

    10%

  • C

    1%.

  • D

    40%.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Trong môi trường, nồng độ CO2 cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế.

Câu 9 :

Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp (tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  • A

    Quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.

  • B

    Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.

  • C

    Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây

  • D

    Xác định được cường độ quang hợp của cây.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Nhờ hệ số hô hấp ngoài việc biết nguyên liệu đang hô hấp là nhóm chất nào còn qua đó có thể đánh giá tình trạng hô hấp của cây. Giúp đưa ra các quyết định, biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng

Câu 10 :

Cho các nhận định về ảnh hưởng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng, chất lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng là:

  • A

    4.

  • B

    3.

  • C

    1.

  • D

    2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Xét các nhận định:
(1) đúng
(2) đúng
(3) đúng
(4) sai, hô hấp làm giảm khối lượng, chất lượng nông sản

Câu 11 :

Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp:

  • A

    Vẫn hoạt động bình thường

  • B

    Giảm đến mức tối thiểu

  • C

    Tăng đến mức tối đa.

  • D

    Không còn hoạt động được.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Hô hấp làm giảm và thay đổi chất lượng sản phẩm.

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả cần phải làm cho hô hấp giảm đến mức tối thiểu → giảm hao hụt chất lượng sản phẩm.

Câu 12 :

Biện pháp bảo quản nông phẩm nào sau đây là không phù hợp?

  • A

    Ức chế hô hấp của nông phẩm về không

  • B

    Bảo quản khô.

  • C

    Bảo quản lạnh

  • D

    Bảo quản trong môi trường khí biến đổi.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Hô hấp làm giảm và thay đổi chất lượng sản phẩm

Lời giải chi tiết :

Biện pháp không phù hợp là A, không thể ức chế hô hấp về không mà chỉ có thể hạn chế tối đa.

Câu 13 :

Vì sao muốn bảo quản thì cần phải phơi khô hạt ?

  • A

    Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

  • B

    Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp bằng 0.

  • C

    Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.

  • D

    Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.

Lời giải chi tiết :

Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm

Câu 14 :

Trong phòng chứa nông sản (khoai, thóc, hạt đỗ), để giảm hao hụt và giữ chất lượng cho nông sản đó trong thời gian dài, người ta thường:

  • A

    Hạ thấp nhiệt độ, độ ẩm và lượng oxi, tăng lượng cacbonic

  • B

    Hút bớt khí oxi và cacbonic, rồi bơm khí nito vào phòng

  • C

    Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó

  • D

    Làm phòng kín, giữ nhiệt độ bảo quản luôn ở 40C

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước của cơ thể, cơ quan hô hấp.

Lời giải chi tiết :

Để phòng luôn thoáng, cho vôi bột hút ẩm vào phòng đó.
Đây là phương pháp truyền thống để bảo quản nông sản (các loại hạt) lâu dài.
A, B thường dùng cho bảo quản rau quả tươi.
D thường dùng để bảo quản giống.

close