Trắc nghiệm bài Một chuyện đùa nho nhỏ Văn 10 Kết nối tri thức

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Tác giả của tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ là ai?

  • A

    Victor Hugo.

  • B

    Anton Pavlovich Chekhov.

  • C

    Lev Tolstoy.

  • D

    Ernest Hemingway.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại tác giả của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Tác giả của tác phẩm là Anton Pavlovich Chekhov.

Câu hỏi 2 :

Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ thuộc thể loại gì?

  • A

    Truyện ngắn.

  • B

    Tiểu thuyết.

  • C

    Kịch.

  • D

    Truyện vừa.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thể loại của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu hỏi 3 :

Truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ được in trong?

  • A

    Một chuyện đùa.

  • B

    Một chuyến đi.

  • C

    Truyện ngắn Sê - khốp.

  • D

    Một tấn kịch.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại xuất xứ của văn bản.

Lời giải chi tiết :

Truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ được trích trong tuyển tập Truyện ngắn Sê- khốp.

Câu hỏi 4 :

Tác phẩm được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A

    Ngôi thứ nhất.

  • B

    Ngôi thứ hai.

  • C

    Ngôi thứ ba.

  • D

    Ngôi kể đan xen.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý ngôi kể của tác phẩm.

Lời giải chi tiết :

Ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.

Câu hỏi 5 :

Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na - đi - a về điều gì?

  • A

    Về nỗi ám ảnh của nàng đối với tuyết.

  • B

    Về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết.

  • C

    Về nỗi sợ của nàng với tình yêu.

  • D

    Về nỗi sợ của nàng với thời tiết.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Lời giải chi tiết :

Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.

Câu hỏi 6 :

Câu văn nào sau đây hé lộ ý đùa cợt của nhân vật "tôi"?

  • A

    Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!

  • B

    Tôi cam đoạn với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.

  • C

    Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!

  • D

    Na - đi - a, anh yêu em!

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý đoạn văn trang 54 để tìm ra câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Lời giải chi tiết :

Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.

Câu hỏi 7 :

Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”?

  • A

    Vì nàng muốn tin rằng chính "tôi" đã nói điều ấy.

  • B

    Vì nàng vẫn mang trong mình nỗi sợ đối với trò trượt tuyết.

  • C

    Vì Na - đi - ta vốn không nghe rõ.

  • D

    Đáp án khác.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Lưu ý những câu văn miêu tả tâm trạng của Na-đi-a để giải thích lý do nàng “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Lời giải chi tiết :

Na - đi - a không muốn muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy vì nàng muốn tin đó chính là lời nhân vật "tôi" nói.

Câu hỏi 8 :

Hình ảnh nào xuất hiện ngăn cách hai nhân vật?

  • A

    Hình ảnh "đàn quạ".

  • B

    Hình ảnh "khu vườn nhỏ".

  • C

    Hình ảnh "hàng rào cao có đinh nhọn".

  • D

    Hình ảnh "khe hở"

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Tập trung vào đoạn cuối trang 56 để chỉ ra hình ảnh ngăn cách hai nhân vật.

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà.

Câu hỏi 9 :

Khi chuyển về thời điểm "bây giờ", nhân vật "tôi" có tâm trạng gì?

  • A

    Tâm trạng hạnh phúc.

  • B

    Tâm trạng hoài niệm.

  • C

    Tâm trạng vui mừng.

  • D

    Tâm trạng xúc động.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

- Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý chi tiết viết về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” trong đoạn cuối tác phẩm để chỉ ra đó là tâm trạng gì.

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm, một tâm trạng phức tạp. Na-đi-a đã có cuộc sống riêng, có hạnh phúc riêng và câu nói hồi xưa đã trở thành một kỉ niệm của nàng còn nhân vật “tôi” vẫn không biết vì sao hồi ấy lại nói những lời ấy với Na-đi-a, tại sao phải đùa như vậy.

Câu hỏi 10 :

Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a hành động, cử chỉ nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa?

  • A

    Hành động lấy chiếc khăn tay che miệng.

  • B

    Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

  • C

    Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

  • D

    B và C đúng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

- Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ.

- Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa.

Lời giải chi tiết :

- Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:

+ Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi.

+ Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa.

close