Trắc nghiệm Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học - Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Trong chất cộng hóa trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Hóa trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử

  • B

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó

  • C

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó

  • D

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác.

Lời giải chi tiết :

Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung

=> Biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Trong hợp chất tạo bởi C và H, hóa trị của nguyên tố C luôn bằng IV vì 1 nguyên tử C luôn liên kết với 4 nguyên tử H

  • B

    Trong chất cộng hóa trị, nguyên tố H luôn có hóa trị bằng I

  • C

    Trong hợp chất, nguyên tố O luôn có hóa trị bằng II

  • D

    Trong hợp chất, nguyên tố N luôn có hóa trị bằng III

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì có hợp chất 1 nguyên tử C có thể liên kết ít hơn 4 nguyên tử H ví dụ C2H2

C. Sai vì O có hóa trị khác II trong một số hợp chất (H2O2, N2O2…)

D. Sai vì N còn có hóa trị khác III ví dụ như NO

Câu hỏi 3 :

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Công thức hóa học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất

  • B

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết hóa trị của chất

  • C

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất

  • D

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì công thức hóa học không cho biết số nguyên tử của chất

B. Sai vì công thức hóa học không dùng để biểu diễn chất và không có hóa trị của chất

D. Sai vì công thức hóa học không dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất

Câu hỏi 4 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Công thức hóa học cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử của chất

  • B

    Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất và cho biết chất đó là đơn chất hay hợp chất

  • C

    Công thức hóa học cho ta biết được khối lượng phân tử của chất

  • D

    Công thức hóa học cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học

Lời giải chi tiết :

D sai vì công thức hóa học không cho biết được trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Câu hỏi 5 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Cách biểu diễn công thức hóa học của kim loại và khí hiếm giống nhau

(b) Công thức hóa học của các đơn chất phi kim trùng với kí hiệu nguyên tố hóa học

(c) Dựa vào công thức hóa học, ta luôn xác định được hóa trị các nguyên tố

(d) Các chất có cùng khối lượng phân tử thì có cùng công thức hóa học

Số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

(a) Đúng

(b) Sai. Ví dụ các đơn chất ở thể rắn như carbon (C), phosphorus (P),...; đơn chất ở thể khí như khí oxygen (O2), khí hydrogen (H2),…

(c) Đúng

(d) Sai. Vì có nhiều chất cùng khối lượng phân tử nhưng công thức hóa học khác nhau. Ví dụ: carbon dioxide (CO2) và dinitrogen oxide (N2O) đều có cùng khối lượng phân tử là 44 amu

=> Có 2 phát biểu đúng

Câu hỏi 6 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong hợp chất gồm các nguyên tố C, H, O thì O luôn có hóa trị bằng II

(b) Tùy thuộc vào nguyên tử liên kết với nguyên tố P mà hóa trị của P có thể bằng III hoặc bằng V

(c) Trong các hợp chất gồm nguyên tố S và nguyên tố O thì S luôn chỉ có 1 hóa trị

(d) Nguyên tố H và nguyên tố Cl đều có hóa trị bằng I trong các hợp chất

Số phát biểu đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

(a) Đúng

(b) Đúng. Ví dụ PH3 thì P có hóa trị III, P2O5 thì P có hóa trị V

(c) Sai. Ví dụ SO2 thì S có hóa trị IV nhưng SO3 thì S có hóa trị VI

(d) Sai. Ví dụ Cl2O7 thì Cl có hóa trị VII

=> Có 2 phát biểu đúng

Câu hỏi 7 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Công thức hóa học của kim loại trùng với kí hiệu nguyên tố vì mỗi phân tử kim loại chỉ gồm 1 nguyên tử kim loại.

(b) Các nguyên tố khí hiếm không kết hợp với nguyên tố khác hoặc với chính nó vì chúng trơ về mặt hóa học. Do đó, công thức hóa học của nó trùng với kí hiệu nguyên tố

(c) Nguyên tố oxygen thường xếp ở cuối công thức hóa học

(d) Nguyên tố kim loại luôn xếp ở đầu công thức hóa học

(e) Trong công thức hóa học, tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố bẳng tỉ lệ hóa trị của các nguyên tố tương ứng.

Số phát biểu không đúng là

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Chỉ có phát biểu (c) đúng

=> Có 4 phát biểu sai

Câu hỏi 8 :

Cho các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, Al, Fe.

Số nguyên tố có nhiều hóa trị trong hợp chất là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố có nhiều hóa trị trong hợp chất là: N, O, C, S, Fe

- Ví dụ:

N có hóa trị IV trong NO2, có hóa trị III trong NH3

O có hóa trị II trong nhiều hợp chất, có hóa trị I trong H2O2

C có hóa trị II trong CO, có hóa trị IV trong CO2

S có hóa trị IV trong SO2, có hóa trị II trong H2S

Fe có hóa trị II trong FeO, có hóa trị III trong Fe2O3

Câu hỏi 9 :

Một oxide có công thức XO2 , trong đó X chiếm 30,43% (khối lượng) . Biết khối lượng phân tử của oxide bằng 46 amu. Công thức hóa học của oxide trên là

  • A

    CO

  • B

    NO

  • C

    CO2

  • D

    NO2

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

X + n.O = 46

\(\frac{X}{{X + n.O}}.100\%  = 30,43\% \)

Lời giải chi tiết :

Ta có khối lượng phân tử của oxide = 46 amu

=> X + n.O = 46

=> X + n.16 = 46 (1)

Khối lượng X chiếm 30,43% khối lượng phân tử

=> \(\frac{X}{{X + n.O}}.100\%  = 30,43\% \)

=> \(\frac{X}{{46}}.100\%  = 30,43\% \) (2)

Từ (1) và (2) => X = 14 amu, n = 2

=> NO2

Câu hỏi 10 :

Chọn câu trả lời đúng:

  • A

    Hợp chất ammonia có công thức hóa học là NH4

  • B

    Hợp chất carbon monoxide có công thức hóa học là CO2

  • C

    Hợp chất iron (III) oxide có công thức hóa học là Fe3O2

  • D

    Hợp chất zinc oxide có công thức hóa học là ZnO

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

A. Sai vì ammonia có công thức là NH3

B. Sai vì carbon monoxide có công thức là CO

C. Sai vì iron (III) oxide có công thức là Fe2O3

D. Đúng

Câu hỏi 11 :

Trong chất cộng hóa trị, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A

    Hóa trị của nguyên tố là đại lượng biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tố khác có trong phân tử

  • B

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H liên kết với nguyên tố đó

  • C

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử H và nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó

  • D

    Hóa trị của nguyên tố bằng số nguyên tử O liên kết với nguyên tố đó nhân với 2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác.

Lời giải chi tiết :

Trong chất cộng hóa trị, hóa trị của nguyên tố được xác định bằng số cặp electron dùng chung

=> Biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử

close