Trắc nghiệm Bài 38. Đa dạng sinh học - Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :
Đa dạng sinh học là sự phong phú về:
  • A

    Số lượng loài

  • B

    Số lượng cá thể trong loài

  • C

    Môi trường sống

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết đa dạng sinh học là gì
Lời giải chi tiết :

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống

Câu hỏi 2 :

Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

  • A

    Số lượng loài trong quần thể.

  • B

    Số lượng cá thể trong quần xã.

  • C

    Số lượng loài.

  • D

    Số lượng cá thể trong một loài.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Tiêu chí biểu thị sự đa dạng sinh học là số lượng loài

Câu hỏi 3 :

Việt Nam có độ đa dạng sinh học xếp thứ bao nhiêu trên thế giới:

  • A
    17
  • B
    16
  • C
    18
  • D
    15

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên Thế giới.

Câu hỏi 4 :
Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là:
  • A

    Núi tuyết

  • B

    Rừng lá kim

  • C

    Rừng nhiệt đới

  • D

    Hoang mạc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết đa dạng sinh học là gì
Lời giải chi tiết :

Môi trường có đa dạng sinh học lớn nhất là rừng nhiệt đới vì nơi đây có khí hậu mát mẻ thích hợp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển

Câu hỏi 5 :

"Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có môi trường nào:

  • A

    Núi tuyết

  • B

    Rừng lá kim

  • C

    Rừng nhiệt đới

  • D

    Hoang mạc

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết đa dạng sinh học là gì
Lời giải chi tiết :

Ở hoang mạc những sinh vật đặc trưng là: xương rồng, lạc đà, cây lê gai,...

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm nào dưới đây không có ở các động vật đới nóng?

  • A

    Di chuyển bằng cách quăng thân.

  • B

    Thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè.

  • C

    Có khả năng di chuyển rất xa.

  • D

    Chân cao, móng rộng và đệm thịt dày.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm không có ở các động vật đới nóng thường hoạt động vào ban ngày trong mùa hè. Vì mùa hè nóng, động vật thường hoạt động vào ban đêm

Câu hỏi 7 :

Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:

  • A
    Nhiệt độ quá nóng
  • B
    Độ ẩm thấp
  • C
    Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít
  • D
    Cả ba đáp án đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Hoang mạc có đa dạng sinh học thấp là do ở đây có khí hậu khắc nghiệt với nhiệt độ vô cùng nóng, độ ẩm thấp, hầu như không có nguồn nước và rất ít nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng cho sinh vật sinh sống.

Câu hỏi 8 :

Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

  • A

    Cá heo.      

  • B

    Sóc đen Côn Đảo.

  • C

    Rắn lục mũi hếch.         

  • D

    Gà lôi lam đuôi trắng.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Động vật nào không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam là cá heo

Ba động vật còn lại đều nằm trong sách đỏ Việt Nam

Câu hỏi 9 :

Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên:

  • A

    Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, động vật

  • B

    Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch

  • C

    Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng

  • D

    Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết vai trò đa dạng sinh học
Lời giải chi tiết :

Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên là: bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng ( ví dụ như sự đa dạng của rừng ngập mặn giúp chắn sóng và chống sạt lở ở các vùng ven biển)

Những đáp án A,B, D là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

Câu hỏi 10 :

Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người

  • A

    Cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,...

  • B

    Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch

  • C

    Cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Vai trò của đa dạng sinh học đối với con người là: Đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Ngoài ra, đa dạng sinh học cũng cung cấp nguyên liệu để sản xuất các đồ dùng, vật dụng cho cuộc sống của con người. Đồng thời, đa dạng sinh học có giá trị vô cùng to lớn trong bảo tồn, phát triển du lịch và nghiên cứu.

Câu hỏi 11 :

Nguyên nhân nào dẫn đến thu hẹp diện tích rừng

  • A

    Cháy rừng tự nhiên

  • B

    Con người đốt rừng

  • C

    Sử dụng đất sang mục đích khác; chặt, phá rừng,...

  • D

    Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Diện tích rừng thu hẹp do các nguyên nhân: cháy rừng tự nhiên; con người đốt rừng, sử dụng đất sang mục đích khác; chặt, phá rừng,...

Câu hỏi 12 :

Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A

    Do các hoạt động của con người.

  • B

    Do các loại thiên tai xảy ra.

  • C

    Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.

  • D

    Do các loại dịch bệnh bất thường.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay do hoạt động của con nguời

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là

  • A

    Do sự khai thác không hợp lý và quá mức của con người

  • B

    Do cháy rừng

  • C

    Do lũ quét

  • D

    Do biến đổi khí hậu

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết bảo vệ đa dạng sinh học

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học là do sự khai thác không hợp lý và quá mức của con người

Câu hỏi 14 :

Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vê đa dạng sinh học:

  • A

    Ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động vật, thực vật quý hiểm

  • B

    Bảo tồn số lượng cá thể loài đang có nguy cơ tuyệt chủng

  • C

    Góp phần phục hồi hệ sinh thái bị mất

  • D

    Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết vai trò đa dạng sinh học
Lời giải chi tiết :

Các khu bảo tồn cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn, ngăn chặn nạn săn bắt và buôn bán động thực vật quý hiếm, góp phần phục hồi hệ sinh thái bị mất.

Câu hỏi 15 :

Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học:

  1. Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương.
  2. Tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương.
  3. Không chặt phá bừa bãi cây xanh
  4. Không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống
  • A
    1,2
  • B
    2,3
  • C
    1,2,3
  • D
    1,2,3,4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :
Xem phần lý thuyết vai trò đa dạng sinh học
Lời giải chi tiết :
Cả 4 điều trên đều là những điều cần làm để bảo vệ đa dạng sinh học
Câu hỏi 16 :

Để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật ở, chúng ta  cần:

  1. Không chặt phá cây bừa bãi, ngăn chặn phá rừng.
  2. Tuyên truyền trong nhân dân bảo vệ rừng.
  3. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên
  4. Phát hiện và báo với chính quyền địa phương các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép thực vật quý hiếm.

Có bao nhiêu đáp án đúng

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xem lý thuyết bảo vệ đa dạng sinh học

Lời giải chi tiết :

Cả 4 đáp án trên đều nói đúng về những việc cần làm để góp phần bảo vệ sự đa dạng thực vật

Câu hỏi 17 :

Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)?

  • A

    Bảo toàn đa dạng sinh học.

  • B

    Sử dụng lâu bển các bộ phận hợp thành.

  • C

    Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

  • D

    Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Mục tiêu không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) là cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Mục tiêu của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity) là:

  • Bảo toàn đa dạng sinh học.
  • Sử dụng lâu bển các bộ phận hợp thành.
  • Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.
close