Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng - Hóa học 8Đề bài Câu 1 : Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)
Cho 200 gam dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng sinh ra NaCl và nước. Câu 2 Tính nồng độ muối thu được sau phản ứng
Câu 3 Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.
Câu 4 : Cho dung dịch NaOH phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch A gồm 2 axit H2SO4 và HCl, cô cạn dung dịch thu được 13,2 gam muối khan. Biết rằng cứ 10 ml dung dịch A thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O và NaOH + HCl ---> NaCl + H2O. Nồng độ mol/l của axit HCl trong dung dịch ban đầu là
Câu 5 : Cho 50 ml dung dịch NaOH 1,2M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222 g/ml). Biết sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O. Tính V?
Câu 6 : Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng, dung dịch NaCl tạo thành có nồng độ 15,476%. Tính C% của dung dịch Na2CO3 ban đầu, biết phương trình phản ứng là: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Câu 7 : Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng tạo thành NaCl, CO2 và H2O. Tính C% của dung dịch HCl ban đầu, biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng là 289 gam.
Câu 8 : Cho 17,75 gam dung dịch Na2SO4 8% tác dụng với 31,2 gam dung dịch BaCl2 10%. Sau khi loại bỏ kết tủa thu được dung dịch NaCl có nồng độ phần trăm là
Câu 9 : Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết: +) 30 ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20 ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M +) 30 ml dung dịch NaOH được trung hòa bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M
Cho a gam dung dịch H2SO4 24,5% vào b gam dung dịch NaOH 8% thu được 3,6 gam muối axit NaHSO4 và 2,84 gam muối trung hòa Na2SO4. Câu 10 Giá trị a và b lần lượt là
Câu 11 Tính nồng độ phần trăm của dd Na2SO4 thu được
Câu 12 : Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x
Lời giải và đáp án Câu 1 : Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)
Đáp án : B Phương pháp giải : +) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}$ và $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính số mol sản phẩm theo chất phản ứng hết +) Chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm sản phẩm và chất dư. +) Viết PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O +) Tính số mol mỗi chất theo PT => khối lượng +) mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng +) mrắn khan = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}$ Lời giải chi tiết : ${{n}_{NaHS{{O}_{4}}}}={{C}_{M}}.V=1.0,1=0,1\,mol$ ${{n}_{NaOH}}={{C}_{M}}.V=2.0,1=0,2\,mol$ PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,2$ => NaHSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư => tính số mol sản phẩm theo NaHSO4; chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm Na2SO4 và NaOH dư. PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol P/ứng: 0,1mol → 0,1mol → 0,1mol => Khối lượng Na2SO4 sinh ra là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,1.142=14,2\,gam$ Khối lượng NaOH phản ứng là: mNaOH phản ứng = 0,1.40 = 4 gam => Khối lượng NaOH dư là: mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng = 0,2.40 – 4 = 4 gam => Khối lượng chất rắn khan thu được sau phản ứng là mrắn khan = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}=14,2+4=18,2\,gam$ Cho 200 gam dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng sinh ra NaCl và nước. Câu 2 Tính nồng độ muối thu được sau phản ứng
Đáp án : A Phương pháp giải : +) Tính khối lượng NaOH => số mol NaOH +) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O => tính số mol muối thu được sau phản ứng +) Vì phản ứng không sinh khí hay kết tủa => mdd sau pứ = mdd NaOH + mdd HCl Lời giải chi tiết : Khối lượng NaOH là: ${{m}_{NaOH}}=\frac{200.20%}{100%}=40\,gam$ => số mol NaOH là: ${{n}_{NaOH}}=\frac{40}{40}=1\,mol$ PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O P/ứng: 1mol → 1mol → 1mol Muối thu được sau phản ứng là NaCl mNaCl = 1.58,5 = 58,5 gam Vì phản ứng không sinh khí hay kết tủa => Khối lượng dung dịch sau phản ứng là: mdd sau pứ = mdd NaOH + mdd HCl = 200 + 100 = 300 (gam) => Nồng độ dd NaCl sau phản ứng là: $C{{\%}_{dd\,NaCl}}=\frac{58,5}{300}.100\%=19,5\%$ Câu 3 Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl ban đầu.
Đáp án : B Phương pháp giải : +) Tính khối lượng HCl +) Tính nồng độ dd HCl ban đầu là: $C{{\%}_{dd\,HCl}}=\frac{{{m}_{HCl}}}{{{m}_{dd\,HCl}}}.100\%$ Lời giải chi tiết : Khối lượng HCl là: mHCl = 1.36,5 = 36,5 gam Khối lượng dung dịch HCl là 100 gam => Nồng độ dd HCl ban đầu là: $C{{\%}_{dd\,HCl}}=\frac{36,5}{100}.100\%=36,5\%$ Câu 4 : Cho dung dịch NaOH phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch A gồm 2 axit H2SO4 và HCl, cô cạn dung dịch thu được 13,2 gam muối khan. Biết rằng cứ 10 ml dung dịch A thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M. Sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O và NaOH + HCl ---> NaCl + H2O. Nồng độ mol/l của axit HCl trong dung dịch ban đầu là
Đáp án : D Phương pháp giải : +) Gọi số mol của H2SO4 và HCl trong 100 ml dung dịch là x và y mol +) Tính số mol NaOH phản ứng với 100 ml dung dịch A +) viết PTHH, tính số mol NaOh theo x và y => PT (1) +) Muối khan thu được sau phản ứng là Na2SO4 và NaCl, tính số mol mỗi muối theo x và y => tổng khối lượng muối => PT (2) Lời giải chi tiết : Gọi số mol của H2SO4 và HCl trong 100 ml dung dịch là x và y mol Cứ 10 ml dung dịch 2 axit này thì phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,5M => 100 ml dung dịch 2 axit này thì phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M => nNaOH = 0,4.0,5 = 0,2 mol PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 1mol P/ứng: x mol → 2x mol → x mol HCl + NaOH → NaCl + H2O Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol P/ứng: y mol → y mol → y mol Từ 2 PT, ta có tổng số mol NaOH phản ứng là: nNaOH = 2x + y = 0,2 (1) Muối khan thu được sau phản ứng là Na2SO4 (x mol) và NaCl (y mol) => khối lượng muối khan là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaCl}}=13,2\,gam\,=>\,142\text{x}+58,5y=13,2\,\,(2)$ Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{2{\rm{x}} + y = 0,2}\\{142{\rm{x}} + 58,5y = 13,2}\end{array}} \right. = > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,06}\\{y = 0,08}\end{array}} \right.$ => số mol HCl có trong 100 ml dung dịch A là 0,08 mol => ${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{0,08}{0,1}=0,8M$ Câu 5 : Cho 50 ml dung dịch NaOH 1,2M phản ứng vừa đủ V (ml) dung dịch H2SO4 30% (D = 1,222 g/ml). Biết sơ đồ phản ứng là: NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O. Tính V?
Đáp án : C Phương pháp giải : +) Viết PTHH, tính khối lượng H2SO4 phản ứng => khối lượng dd H2SO4 đã dùng +) Từ CT: m = D.V => V Lời giải chi tiết : nNaOH = CM . V = 0,05.1,2 = 0,06 mol PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O Tỉ lệ PT: 2mol 1mol 1mol P/ứng: 0,06mol → 0,03mol => Khối lượng H2SO4 phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,03.98=2,94\,gam$ => Khối lượng dung dịch H2SO4 30% đã dùng là: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{{{m}_{ct}}.100%}{C%}=\frac{2,94.100%}{30%}=9,8\,gam$ => Thể tích dung dịch H2SO4 là: ${{V}_{dd}}=\frac{{{m}_{dd}}}{D}=\frac{9,8}{1,222}=8,02\,ml$ Câu 6 : Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 120 gam dung dịch HCl. Sau phản ứng, dung dịch NaCl tạo thành có nồng độ 15,476%. Tính C% của dung dịch Na2CO3 ban đầu, biết phương trình phản ứng là: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
Đáp án : C Phương pháp giải : +) Gọi số mol Na2CO3 trong dung dịch ban đầu là x (mol) +) Viết PTHH, tính khối lượng NaCl và CO2 theo x +) Vì sau phản ứng sinh ra chất khí => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mCO2 Thay các số liệu vào công thức tính C% của NaCl => tìm x Lời giải chi tiết : Gọi số mol Na2CO3 trong dung dịch ban đầu là x (mol) PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑ Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 2mol 1mol P/ứng: x mol → 2x mol → x mol => Khối lượng NaCl tạo ra là: mNaCl = 2x.58,5 = 117x (gam) Khối lượng CO2 tạo ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44\text{x}\,(gam)$ Vì sau phản ứng sinh ra chất khí => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mCO2 = 200 + 120 – 44x = 320 – 44x (gam) => $C{{\%}_{NaCl}}=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{117\text{x}}{320-44\text{x}}.100\%=15,476\%$ => x = 0,4 (mol) => Nồng độ phần trăm của dd Na2CO3 ban đầu là: $C{{\%}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{0,4.106}{200}.100\%=21,2\%$ Câu 7 : Cho 200 gam dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch HCl, phản ứng tạo thành NaCl, CO2 và H2O. Tính C% của dung dịch HCl ban đầu, biết khối lượng của dung dịch sau phản ứng là 289 gam.
Đáp án : A Phương pháp giải : +) Gọi số mol HCl là x (mol) +) Viết PTHH, tính khối lượng CO2 sinh ra theo x +) mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ - mCO2 => tính x. Biết x ta tính được C% của HCl Lời giải chi tiết : Gọi số mol HCl là x (mol) PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2 ↑ Tỉ lệ PT: 1mol 2mol 2mol 1mol 1mol P/ứng: 0,5x mol ← x mol → x mol → 0,5x mol => Khối lượng CO2 sinh ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44.0,5\text{x}=22\text{x}\,(gam)$ Vì phản ứng tạo thành khí => mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ - mCO2 = 200 + 100 – 22x = 289 => x = 0,5 (mol) => $C{{\%}_{HCl}}=\frac{{{m}_{HCl}}}{{{m}_{dd\,HCl}}}.100\%=\frac{36,5.0,5}{100}.100\%=18,25\%$ Câu 8 : Cho 17,75 gam dung dịch Na2SO4 8% tác dụng với 31,2 gam dung dịch BaCl2 10%. Sau khi loại bỏ kết tủa thu được dung dịch NaCl có nồng độ phần trăm là
Đáp án : A Phương pháp giải : +) Tính số mol Na2SO4 và BaCl2 +) Viết PTHH, xét tỉ lệ phản ứng => kết luận chất dư, chất hết => tính số mol NaCl và BaSO4 theo số mol chất hết +) Vì phản ứng sinh ra chất kết tủa => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mBaSO4 Lời giải chi tiết : ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{17,75.8%}{100%}=1,42\,(gam)=>{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{1,42}{142}=0,01\,(mol)$ ${{m}_{BaC{{l}_{2}}}}=\frac{31,2.10%}{100%}=3,12(gam)\,=>{{n}_{BaC{{l}_{2}}}}=\frac{3,12}{208}=0,015\,(mol)$ PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 ↓ Xét tỉ lệ $\frac{{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,01<\frac{{{n}_{BaC{{l}_{2}}}}}{1}=0,015$ => Na2SO4 phản ứng hết, BaCl2 còn dư => tính toán theo số mol Na2SO4 PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4 ↓ Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 2mol 1mol P/ứng: 0,01mol → 0,01mol → 0,02mol → 0,01mol => Khối lượng NaCl là: mNaCl = 0,02.58,5 = 1,17 gam Khối lượng BaSO4 là: ${{m}_{BaS{{O}_{4}}}}=0,01.233=2,33\,(gam)$ Vì phản ứng sinh ra chất kết tủa => mdd sau pứ = mcác dd trước pứ - mBaSO4 = 17,75 + 31,2 – 2,33 = 46,62 gam => $C{{\%}_{dd\,NaCl}}=\frac{1,17}{46,62}.100\%=2,51\%$ Câu 9 : Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết: +) 30 ml dung dịch H2SO4 được trung hoà hết bởi 20 ml dung dịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M +) 30 ml dung dịch NaOH được trung hòa bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M
Đáp án : D Phương pháp giải : +) Gọi nồng độ của dd H2SO4 là a (M), nồng độ của dd NaOH là b (M) TH1: tính số mol H2SO4 và NaOH theo a và b +) viết 2PTHH H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1) H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (2) => tính số mol H2SO4 theo NaOH và KOH => PT (I) +) TH2: tính số mol NaOH và H2SO4 theo a và b +) Viết 2 PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (3) NaOH + HCl → NaCl + H2O (4) => tính số mol NaOH theo số mol H2SO4 và HCl => PT (II) Lời giải chi tiết : Gọi nồng độ của dd H2SO4 là a (M), nồng độ của dd NaOH là b (M) TH1: 30 ml dd H2SO4 aM chứa ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,03\text{a}\,(mol)$; 20 ml dd NaOH bM chứa nNaOH = 0,02b (mol) nKOH = 0,01.2 = 0,02 mol PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1) 1 mol 2 mol 1 mol 0,01b mol ← 0,02b mol H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (2) 1 mol 2 mol 1 mol 0,01 mol ← 0,02 mol Từ PT (1) và (2) => $\sum{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}=0,01b+0,01=0,03\text{a}\,\,(I)$ TH2: 30 ml dd NaOH bM chứa nNaOH = 0,03b mol; 20 ml dd H2SO4 aM chứa ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,02\text{a}\,(mol)$ nHCl = 0,005 mol PTHH: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O (3) 2 mol 1 mol 1 mol 0,04a mol ← 0,02a mol NaOH + HCl → NaCl + H2O (4) 1 mol 1 mol 1 mol 0,005 mol ← 0,005 mol Từ PT (3) và (4) => ∑nNaOH = nNaOH (3) + nNaOH (4) = 0,04a + 0,005 = 0,03b (II) Từ (I) và (II) ta có hệ PT: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{0,01 + 0,01 = 0,03a}\\{0,04{\rm{a}} + 0,005 = 0,03b}\end{array}} \right. = > \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{a = 0,7}\\{b = 1,1}\end{array}}\right.$ Cho a gam dung dịch H2SO4 24,5% vào b gam dung dịch NaOH 8% thu được 3,6 gam muối axit NaHSO4 và 2,84 gam muối trung hòa Na2SO4. Câu 10 Giá trị a và b lần lượt là
Đáp án : A Phương pháp giải : Tính số mol H2SO4 theo a và NaOH theo b +) Viết 2 PTHH, từ số mol Na2SO4 và NaHSO4 tính tổng số mol H2SO4 và NaOH đã phản ứng: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$ nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) +) Tính a và b Lời giải chi tiết : ${{n}_{NaHS{{O}_{4}}}}=\frac{3,6}{120}=0,03\,mol;\,\,{{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{2,84}{142}=0,02\,mol$ ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{a.24,5%}{100%}=0,245\text{a}\,(gam)\,=>{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,0025\text{a}\,(mol)$ ${{m}_{NaOH}}=\frac{b.8%}{100%}=0,08b\,(gam)=>{{n}_{NaOH}}=0,002b\,(mol)$ PTHH: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1) Tỉ lệ PT: 1 mol 2 mol 1 mol P/ứng: 0,02 mol ← 0,04 mol ← 0,02 mol H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O (2) Tỉ lệ PT: 1 mol 1 mol 1 mol P/ứng: 0,03 mol ← 0,03 mol ← 0,03 mol => Tổng số mol H2SO4 đã phản ứng là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}(2)}}$ $=>0,02+0,03=0,0025a\,=>a=20$ Tổng số mol NaOH đã phản ứng là: nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) => 0,04 + 0,03 = 0,002b => b = 35 Câu 11 Tính nồng độ phần trăm của dd Na2SO4 thu được
Đáp án : B Phương pháp giải : Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên: mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ = ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{dd\,NaOH}}$ Lời giải chi tiết : Vì phản ứng không sinh ra chất khí hay chất kết tủa nên: mdd sau phản ứng = mcác dd trước pứ = ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{dd\,NaOH}}=20+35=55\,(gam)$ Khối lượng Na2SO4 trong dung dịch là 2,84 gam => $C{{\%}_{dd\,N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{2,84}{55}.100\%=5,16\%$ Câu 12 : Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x
Đáp án : B Phương pháp giải : +) Viết 2 PTHH +) Quỳ tím không đổi màu => Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit +) Từ 2 PTHH, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$ => tìm x Lời giải chi tiết : ${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,05\text{x}\,(mol);\,\,{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,15.0,2=0,03\,(mol)$ nHCl = 0,1.0,1 = 0,01 (mol) Các phản ứng: 2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O (1) 2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O (2) Sau phản ứng (2) thì quỳ tím không đổi màu => như vậy Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit, sản phẩm thu được chỉ gồm các muối. Dựa vào tỉ lệ 2 PT, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$ \(\Rightarrow 0,03=\frac{1}{2}.0,05x+\frac{1}{2}.0,01\text{ }\Rightarrow x=1\)
|