Trắc nghiệm Bài 42. Nồng độ dung dịch - Hóa học 8Đề bài Câu 1 : Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết
Câu 2 : Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?
Câu 3 : Công thức tính nồng độ phần trăm là
Câu 4 : Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%
Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10% Câu 5 Khối lượng dung dịch nước muối thu được là
Câu 6 Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Câu 7 : Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là
Câu 8 : Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Câu 9 : Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.
Câu 10 : Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là
Câu 11 : Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho
Câu 12 : Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.
Câu 13 : Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là
Câu 14 : Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch
Câu 15 : Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?
Câu 16 : Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:
Câu 17 : Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước (\({d_{{H_2}O}} = 1\,\,g/ml\)), phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
Câu 18 : Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 8,75 ml nước. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch thu được. (Biết DH2O = 1 g/ml)
Câu 19 : Xác định nồng độ phần trăm của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml
Câu 20 : Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên
Câu 21 : Cho 23 g Na tan hoàn toàn trong 100 g H2O thu được dung dịch A và khí B. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A là:
Câu 22 : Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:
Câu 23 : Hòa tan 4,7g K2O vào 195,3 g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là
Câu 24 : Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Câu 25 : Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl 7,3%. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Câu 26 : Một bình đựng dung dịch có ghi “ dung dịch HCl 2M”. Phát biểu nào sau đây là đúng:
Câu 27 : Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm? Nồng độ phần trăm cho biết:
Câu 28 : Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết:
Câu 29 : Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là
Câu 30 : Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
Câu 31 : Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:
Câu 32 : Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là
Lời giải và đáp án Câu 1 : Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết
Đáp án : A Phương pháp giải : Xem lại định nghĩa nồng độ phần trăm Lời giải chi tiết : Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Câu 2 : Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH người ta làm thế nào?
Đáp án : D Phương pháp giải : Xem lại định nghĩa nồng độ mol dung dịch. Lời giải chi tiết : Để tính nồng độ mol của dung dịch NaOH, người ta tính số mol NaOH có trong 1 lít dung dịch.
Câu 3 : Công thức tính nồng độ phần trăm là
Đáp án : A Phương pháp giải : Xem lại công thức tính nồng độ phần trăm Lời giải chi tiết : Công thức tính nồng độ phần trăm là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$
Câu 4 : Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%
Đáp án : B Phương pháp giải : Công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$
Lời giải chi tiết : Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$ => mNaOH = $\frac{200.15\%}{100\%}$= 30 gam
Hoà tan 20 gam muối vào nước được dung dịch có nồng độ 10% Câu 5 Khối lượng dung dịch nước muối thu được là
Đáp án : A Phương pháp giải : Áp dụng công thức: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$ Lời giải chi tiết : Áp dụng công thức: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}=\frac{20.100\%}{10\%}=200\,gam$
Câu 6 Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế
Đáp án : D Phương pháp giải : Khối lượng dung dịch = khối lượng nước + khối lượng chất tan (muối) Lời giải chi tiết : Khối lượng dung dịch = khối lượng nước + khối lượng chất tan (muối) => mnước = mdd – mmuối = 200 - 20 = 180 gam Câu 7 : Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 6M là
Đáp án : B Phương pháp giải : Áp dụng công thức tính số mol chất tan: n = CM . V
Lời giải chi tiết : Đổi 400 ml = 0,4 lít + Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V => nNaOH = 6.0,4 = 2,4 mol
Câu 8 : Trong 200 ml dung dịch có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dung dịch.
Đáp án : C Phương pháp giải : Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}\)
Lời giải chi tiết : Đổi: 200 ml = 0,2 lít nNaOH = $\frac{16}{40}=0,4\,mol$ Áp dụng công thức tính nồng độ mol của dung dịch: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}=\frac{0,4}{0,2}=2M\)
Câu 9 : Tính khối lượng của Ba(OH)2 có trong 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M.
Đáp án : C Phương pháp giải : + Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V => số mol Ba(OH)2 => khối lượng
Lời giải chi tiết : Đổi 300 ml = 0,3 lít + Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V => ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,4.0,3=0,12\,mol$ => Khối lượng Ba(OH)2 có trong dung dịch là: ${{m}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,12.171=20,52\,gam$
Câu 10 : Hòa tan 10,6 gam Na2CO3 vào 456 ml nước thu được dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là
Đáp án : D Phương pháp giải : +) tính số mol Na2CO3 +) Áp dụng công thức tính nồng độ mol: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}\)
Lời giải chi tiết : Đổi 456 ml = 0,456 lít Số mol Na2CO3 là: ${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{10,6}{106}=0,1\,mol$ Áp dụng công thức tính nồng độ mol: \({{C}_{M}}=\frac{n}{{{V}_{dd}}}=\frac{0,1}{0,456}=0,219M\)
Câu 11 : Cho dung dịch HCl 25% có D = 1,198 g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch đã cho
Đáp án : B Phương pháp giải : +) Áp dụng công thức: \[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\% }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}\] Lời giải chi tiết : +) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol: \[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\% }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}\] => Nồng độ mol dd đã cho là: \[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{C\% }}{\rm{.10}}{\rm{.D}}}}{{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{25\% }}{\rm{.10}}{\rm{.1,198}}}}{{{\rm{36,5}}}}{\rm{ = 8,2(M)}}\]
Câu 12 : Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.
Đáp án : C Phương pháp giải : +) Đổi đơn vị của D sang g/lít +) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)
Lời giải chi tiết : +) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít +) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\) => \(C\%=\frac{4.40}{1430}.100\%=11,19\%\)
Câu 13 : Hòa tan 75 gam HCl vào 225 gam nước thu được dung dịch B. C% của dung dịch B là
Đáp án : A Phương pháp giải : +) Tính khối lượng dung dịch: mdd = mct + mnước +) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$
Lời giải chi tiết : Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mct + mnước = 75 + 225 = 300 gam Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{75}{300}.100\%=25\%$
Câu 14 : Cho 200 gam dung dịch FeCl2 9,525%. Tính số mol FeCl2 có trong dung dịch
Đáp án : D Phương pháp giải : Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$=> khối lượng FeCl2 => số mol Lời giải chi tiết : Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$ => Khối lượng FeCl2 có trong dung dịch là: ${{m}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=\frac{9,525\%.200}{100\%}=19,05\,gam$ => số mol FeCl2 là: ${{n}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}=\frac{19,05}{127}=0,15\,mol$
Câu 15 : Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch HNO3 2,52% để có 3,78 gam HNO3 làm thí nghiệm?
Đáp án : B Phương pháp giải : Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$ Lời giải chi tiết : Khối lượng chất tan là: ${{m}_{HN{{O}_{3}}}}=3,78\,gam$ Áp dụng công thức tính khối lượng dung dịch: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}$ => Khối lượng dung dịch HNO3 cần lấy là: ${{m}_{dd}}=\frac{3,78.100\%}{2,52\%}=150\,gam$
Câu 16 : Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:
Đáp án : B Phương pháp giải : Ghi nhớ: công thức tính nồng độ phần trăm: \(C\% = \dfrac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \) Công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \dfrac{n}{V}\) Từ đó suy luận được Lời giải chi tiết : Cùng một lượng chất xác định => khối lượng chất và số mol chất không thay đổi Khi tăng thể tích dung môi => Thể tích dung môi tăng, khối lượng dung môi tăng Nồng độ phần trăm:\(C\% = \dfrac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \) mẫu số tăng lên khi khối lượng dung dịch tăng, còn mctan vẫn giữ nguyên => C% giảm Nồng độ mol/lít: \({C_M} = \dfrac{n}{V}\) mẫu số V tăng, số mol n giữ nguyên => CM giảm Câu 17 : Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước (\({d_{{H_2}O}} = 1\,\,g/ml\)), phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:
Đáp án : A Phương pháp giải : Viết PTHH xảy ra, tính toán mol các chất theo số mol của Na2O PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH mdd sau= mNa2O + mH2O = ? (g) \(C\% NaOH = \dfrac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\% = ?\% \) Lời giải chi tiết : nNa2O = 124: 62 = 2 (mol) PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH Khối lượng H2O : mH2O = VH2O.d = 876.1 = 876 (g) mdd sau= mNa2O + mH2O = 124 + 876 = 1000 (g) Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.2 = 4 (mol) => mNaOH = 4. 40 = 160 (g) \(C\% NaOH = \dfrac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\% = \dfrac{{160}}{{1000}}.100 = 16\% \) Câu 18 : Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào 8,75 ml nước. Xác định nồng độ phần trăm dung dịch thu được. (Biết DH2O = 1 g/ml)
Đáp án : D Lời giải chi tiết : Khối lượng của nước là: mH2O = 8,75 . 1 = 8,75(g) MCuSO4.5H2O = 64 + 32 + 16 . 4 + 5 . (1. 2 + 16) = 250(g/mol) ⟹nCuSO4.5H2O = 12,5 : 250 = 0,05(mol) ⟹nCuSO4= nCuSO4.5H2O = 0,05(mol) ⟹mCuSO4 = 0,05 . 160 = 8(g) Khối lượng dung dịch sau là: mdd sau= 12,5 + 8,75 = 21,25(g) \(C{\% _{CuS{O_4}}} = \frac{8}{{21,25}}.100\% = 37,65\% \) Câu 19 : Xác định nồng độ phần trăm của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml
Đáp án : A Lời giải chi tiết : 10ml = 0,01 (lít) Số mol của HCl là: nHCl = CM. V= 10,81. 0,01 = 0,1081(mol). ⟹ mHCl = 0,1081. 36,5 = 3,94565(g) Khối lượng dung dịch HCl là: mdd HCl= V.d= 10. 1,19=11,9 (g)a \(C\% = \frac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}HCl}}}}.100\% = \frac{{3,94565}}{{11,9}}.100\% = 33,16\% \) Câu 20 : Dung dịch HCl bán trên thị trường có nồng độ phần trăm cao nhất là 37%, khối lượng riêng D = 1,19 g/ml. Hãy tính nồng độ mol/l của 10 ml dung dịch trên
Đáp án : A Lời giải chi tiết : Khối lượng dung dịch HCl 37% là: mdd HCl= 1,19 . 10 = 11,9 (g) Khối lượng chất tan có trong 11,9 g dung dịch HCl 37% là: \({m_{HCl}} = \frac{{{m_{dd\,HCl}}}}{{100\% }}.37\% = \frac{{11,9}}{{100}}.37 = 4,403\,(g) \Rightarrow {n_{HCl}} = \frac{{4,403}}{{36,5}} = 0,12063\,(mol)\) ⟹CM = n : V = 0,12063 : 0,01 = 12,06 M Câu 21 : Cho 23 g Na tan hoàn toàn trong 100 g H2O thu được dung dịch A và khí B. Nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết : nNa= 23: 23=1 (mol) Na+ H2O → NaOH + \(\frac{1}{2}\)H2 Theo phương trình: nNaOH = nNa = 1(mol) n H2 = 1 : 2 = 0,5 (mol) ⟹mNaOH= 1.40 = 40(g) Khối lương dung dịch sau: mdd SAU = m Na + m H2O - H2 = 122(g) Nồng độ phần trăm của NaOH là: \(C{\% _{NaOH}} = \frac{{40}}{{122}}.100\% = 32,78\% \) Câu 22 : Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết : Đổi: 150ml = 0,15lit nNaOH = 8 : 40 = 0,2 mol CM = n : V = 0,2 : 0,15 = 4/3M Câu 23 : Hòa tan 4,7g K2O vào 195,3 g nước. Nồng độ phần trăm dung dịch thu được là
Đáp án : C Lời giải chi tiết : nK2O= 4,7:94=0,05(mol) Khối lượng dung dịch sau là: 4,7+ 195,3=200(g) K2O + H2O → 2KOH Theo phương trình: nKOH= 2nK2O= 2.0,05=0,1(mol) Khối lượng KOH là: mKOH=0,1.56=5,6(mol) \(C{\% _{KOH}} = \frac{{{m_{KOH}}}}{{{m_{{\rm{dd}}sau}}}}.100\% = \frac{{5,6}}{{200}}.100\% = 2,8\% \) Câu 24 : Trộn 150g dung dịch NaOH có nồng độ 20% với 50g dung dịch NaOH có nồng độ 5%. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Đáp án : D Lời giải chi tiết : Áp dụng công thức: \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{dd}}}}.100\% .\) - Khối lượng NaOH có trong 150g dung dịch 20%: \({m_{ct(dd1)}} = \frac{{C\% .{m_{dd1}}}}{{100\% }} = \frac{{20.150}}{{100}} = 30(g).\) - Khối lượng muối ăn có trong 50g dung dịch 5%: \({m_{ct(dd2)}} = \frac{{C\% .{m_{dd2}}}}{{100\% }} = \frac{{5.50}}{{100}} = 2,5(g).\) - mdd3 = 150 + 50 = 200(g). - mct = 30 + 2,5 = 32,5(g). Nồng độ phần trăm của dung dịch mới thu được là: 16,25%. Câu 25 : Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl 7,3%. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
Đáp án : A Lời giải chi tiết : Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 mHCl = (C% . mdd) : 100 = (50 . 7,3) : 100 = 3,65 gam ⟹ nHCl = 3,65:36,5 = 0,1 mol Theo PTPƯ: nZnCl2 = 1/2 . nHC l= 0,1 : 2 = 0,05 mol ⟹ mZnCl2 = 0,05 . 136= 6,8 gam Câu 26 : Một bình đựng dung dịch có ghi “ dung dịch HCl 2M”. Phát biểu nào sau đây là đúng:
Đáp án : A Phương pháp giải : Dựa vào kiến thức học về nồng độ mol trong sgk hóa 8 – trang 144 Lời giải chi tiết : Dung dịch HCl 2M có nghĩa là có 2 mol HCl trong 1 lít dung dịch. Câu 27 : Câu nào sau đây đúng khi nói về nồng độ phần trăm? Nồng độ phần trăm cho biết:
Đáp án : A Lời giải chi tiết : Nồng độ phần trăm: \(C\% = \frac{{{m_{chat\,\tan }}}}{{m{\,_{dung\,dich}}}}.100\% \) cho biết: số gam chất tan có trong 100g dung dịch Câu 28 : Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết:
Đáp án : A Lời giải chi tiết : Dung dịch H2SO4 0,5M cho biết: Trong 1 lít dung dịch có hòa tan 0,5 mol H2SO4. Câu 29 : Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là
Đáp án : B Lời giải chi tiết : Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch. Câu 30 : Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
Đáp án : A Lời giải chi tiết : Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng ⇒ Cát là chất rắn lẫn trong nước nên ta sử dụng phương pháp lọc để tách cát ra khỏi nước. Câu 31 : Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:
Đáp án : D Phương pháp giải : Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g) \(\begin{array}{l}C\% = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ = > 20\% = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ = > m = ?\,(gam)\end{array}\) Lời giải chi tiết : Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g) Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g) Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g) Nồng độ phần trăm sau phản ứng: \(\begin{array}{l}C\% = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ = > 20\% = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ = > m = 80\,(gam)\end{array}\) Câu 32 : Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là
Đáp án : B Phương pháp giải : áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n: V Lời giải chi tiết : Nồng độ mol/lít của NaCl = nNaCl : Vdd = 2 : 4 = 0,5 (M)
|