Trắc nghiệm Bài 11. Axit photphoric và muối photphat - Hóa 11

Làm bài tập
Câu hỏi 1 :

Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước?

  • A

    2.

  • B

    3.        

  • C

    4.        

  • D

    5.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:

Nấc 1: H3PO4 $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + H2PO4-

Nấc 2: H2PO4- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + HPO42-

Nấc 3: HPO42- $\underset{{}}{\overset{{}}{\longleftrightarrow}}$ H+ + PO43-

=> trong dung dịch axit photphoric có 4 loại ion

Câu hỏi 2 :

Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây ?

  • A

    CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3.

  • B

    KOH, NaHCO3, NH3, ZnO.

  • C

    MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2.

  • D

    NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào tính chất hóa học của axit H3PO4 và HNO3

- Các phản ứng giữa muối và axit cần xét điều kiện (sản phẩm tạo thành có chất kết tủa hoặc dễ bay hơi hoặc điện li yếu)

Lời giải chi tiết :

Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với KOH, NaHCO3, NH3, ZnO

A sai vì CuCl2 không tác dụng với HNO3

C sai vì BaSO4 không tác dụng với HNO3

D sai vì KCl không tác dụng với cả 2 axit

Câu hỏi 3 :

Hóa chất nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt dung dịch HNO3 và H3PO4 ?

  • A

    NaHCO3.

  • B

    Ca(OH)2.

  • C

    NaOH.

  • D

    NaCl.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Hóa chất dùng để phân biệt HNO3 và H3PO4 là Ca(OH)2. HNO3 không hiện tượng còn H3PO4 xuất hiện kết tủa

2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 ↓ + 6H2O

Câu hỏi 4 :

Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :

  • A

    Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 5CaSO4 ↓ + 3H3PO4 + HF ­           

  • B

    Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 3CaSO4↓  + 2H3PO4

  • C

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

  • D

    3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO­

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng :

3P + 5HNO3 + 2H2O → 3H3PO4 + 5NO­

Câu hỏi 5 :

Trong công nghiệp, để thu được axit photphoric có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta điều chế bằng phản ứng :

  • A

    Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 5CaSO4↓  + 3H3PO4 + HF­

  • B

    Ca(H2PO4)2 + H2SO4 → CaSO4↓  + 2H3PO4

  • C

    P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

  • D

    3P + 5HNO3 + 2H2O  → 3H3PO4 + 5NO­

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

Để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn, người ta đốt cháy photpho để thu được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước

\(4P + 5{{\text{O}}_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2{P_2}{O_5}\)

P2O5 + 3H2O \( \to\) 2H3PO4

Câu hỏi 6 :

Nhóm chỉ gồm các muối trung hoà là :

  • A

    NaH2PO4, NH4H2PO3, KH2PO4.

  • B

    (NH4)2HPO3, NaHCO3, KHSO3.

  • C

    CH3COONa, NaH2PO2, K2HPO3.              

  • D

    NH4HSO4, NaHCO3, KHS.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit photphoric và muối photphat

Lời giải chi tiết :

Nhóm chỉ gồm các muối trung hoà là : CH3COONa, NaH2PO2, K2HPO3

Vì H3PO3 là axit 2 nấc, HPO32- không còn khả năng phân li ra H+

Câu hỏi 7 :

Cho sơ đồ sau: HCl + muối X → NaCl + H3PO4. Có bao nhiêu muối X thỏa mãn sơ đồ trên ?

  • A

    2.

  • B

    4.

  • C

    3.

  • D

    1.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Lời giải chi tiết :

X có thể là các muối Na3PO4, Na2HPO4, NaH2PO4

Câu hỏi 8 :

Chọn câu sai:

  • A

    Tất cả các muối đihiđrophotphat đều tan trong nước.

  • B

    Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.

  • C

    Các muối photphat trung hòa của natri, kali, amoni đều tan trong nước.

  • D

    Các muối photphat trung hòa của hầu hết các kim loại đều không tan trong nước.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

- Tất cả muối H2PO4- đều tan;

- Muối PO43- và HPO42- chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.

=> câu sai là B. Tất cả các muối hiđrophotphat đều tan trong nước.

 

Câu hỏi 9 :

Cho dung dịch muối X vào dung dịch Na3PO4 thấy có kết tủa màu vàng. X là muối nào sau đây ?

  • A

    Ca(NO3)2.

  • B

    Ba(NO3)2.

  • C

    Fe(NO3)3.

  • D

    AgNO3.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4↓ (vàng) + 3NaNO3

Câu hỏi 10 :

Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch : NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là :

  • A

    BaCl2.

  • B

    AgNO3.

  • C

    H2SO4.

  • D

    Quỳ tím.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch AgNO3

 

NaNO3

NaCl

Na3PO4

Na2S

Dung dịch AgNO3

Không hiện tượng

↓ trắng

↓ vàng

↓ đen

Câu hỏi 11 :

Thuốc thử để nhận biết các dung dịch : HCl, NaCl, Na3PO4, H3PO4

  • A

    BaCl2 và quỳ tím.      

  • B

    AgNO3 và quỳ tím.    

  • C

    H2SO4 và quỳ tím.     

  • D

    Quỳ tím.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit photphoric và muối photphat

Lời giải chi tiết :

Dùng dung dịch AgNO3 và quỳ tím

 

HCl

NaCl

Na3PO4

H3PO4

Quỳ tím

Chuyển đỏ

Không đổi màu

Chuyển xanh

Chuyển đỏ

Dung dịch AgNO3

↓ trắng

 

 

↓ vàng

Câu hỏi 12 :

Hãy cho biết 2 chất nào sau đây không tác dụng với nhau ?

  • A

    PH3 + O2.

  • B

    PH3 + HCl.

  • C

    P2O5 + NaOH.

  • D

    Na3PO4 + Na2HPO4.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

2 chất không tác dụng với nhau là Na3PO4 + Na2HPO4.

Câu hỏi 13 :

Cho sơ đồ sau: P $\xrightarrow{+Ca,{{t}^{o}}}$ X $\xrightarrow{+{{H}_{2}}O}$ khí Y $\xrightarrow{+{{O}_{2}},{{t}^{o}}}$ H3PO4 $\xrightarrow{+Ca{{(OH)}_{2}}dư}$M. Vậy X, Y, M tương ứng là

  • A

    Ca3P2, PH3, Ca(H2PO4).

  • B

    Ca3P2, PH3, Ca3(PO4)2.

  • C

    Ca3P2, H3PO3, Ca3(PO4)2.

  • D

    Ca3P2, P2O3, Ca3(PO4)2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit photphoric và muối photphat

Lời giải chi tiết :

2P + 3Ca $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Ca3P2

                             (X)

Ca3P2 + 6H2O → 3Ca(OH)2 + 2PH3

                                                   (Y)

PH3 + 2O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ H3PO4

2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O

Câu hỏi 14 :

Khi cho H3PO4 tác dụng với NaOH tỉ lệ số mol 1:2. Muối thu được là

  • A
    Na3PO4.
  • B
    Na2HPO4.
  • C
    Na2HPO4 và Na3PO4.
  • D
    NaH2PO4.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Mol NaOH gấp bao nhiêu lần mol H3PO4 thì số nguyên tử H trong H3PO4 cũng mất đi như vậy → Từ đó xác định được công thức muối

Lời giải chi tiết :

Muối thu được là Na2HPO4

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + H2O

Câu hỏi 15 :

Để nhận biết ion PO43- trong dung dịch muối, người ta dùng thuốc thử là

  • A
    dung dịch AgNO3
  • B
    dung dịch NaOH
  • C
    dung dịch HNO3
  • D
    dung dịch Br2

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp nhận biết ion PO43- bằng phương pháp hóa học.

Lời giải chi tiết :

Ta dùng ion Ag+ để nhận biết ion PO43- do tạo kết tủa màu vàng:

Ag+ + PO43- → Ag3PO4 ↓ vàng

Câu hỏi 16 :

Để thu được muối trung hòa, cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M

  • A

    35 ml.

  • B

    45 ml.

  • C

    25 ml.

  • D

    75 ml.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

Lời giải chi tiết :

nH3PO4 = 0,05.0,5 = 0,025 mol

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

0,025 →   0,075 mol

=> V dd NaOH = 0,075 : 1 = 0,075 lít = 75 ml

Câu hỏi 17 :

Cho m gam P2O5 tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 1,55m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:

  • A
    15,6
  • B
    15,5
  • C
    15,8
  • D
    15,7

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xét các trường hợp sau:

TH1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: nH2O = nNaOH

Dùng bảo toàn khối lượng để tìm m.

TH2:Chất rắn gồm: NaOH; Na3PO4

Dùng bảo toàn khối lượng để tìm m.

Lời giải chi tiết :

TH1: P2O5 và NaOH pứ vừa đủ tạo muối: nH2O = nNaOH = 0,12mol

 P2O5 + H2O → 2H3PO4

m/142     →           2m/142 mol

Có thể xảy ra các PT:

H3PO4 + NaOH → NaH2PO4+ H2O (3)

H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (4)

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O (5)

Bảo toàn khối lượng ta có: mH3PO4 + mNaOH = m rắn + mH2O

(2m/142) . 98 + 0,12 . 40 = 1,55m + 0,12 . 18  →m = 15,555 gam  gần nhất với 15,6 gam

TH2: Chất rắn gồm: NaOH; Na3PO4

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

m/142   0,12            2m/142     3m/142                

Bảo toàn khối lượng ta có: mP2O5 + mNaOHbđ = m rắn + mH2O

m + 0,12 . 40 = 1,55m + 18 . 3m/142 → m = 5,16g (Loại)

Câu hỏi 18 :

Cho m gam P2O5 vào 700 ml dung dịch KOH 1M, sau khi kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được (3m + 5,4) gam chất rắn. Giá trị của m là:

  • A
    14,2
  • B
    28,4
  • C
    21,3
  • D
    7,1

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Xét 2 trường hợp sau:

- TH1: Chất rắn khan chỉ chứa các muối

P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O = nKOH

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta tính được giá trị m.

-TH2: Chất rắn khan chứa muối và KOH dư

P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

Tính toán theo phương trình tìm được m.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({n_{{P_2}{O_5}}} = \frac{m}{{142}}(mol)\)

-TH1: Chất rắn khan chỉ chứa các muối

P2O5 + 3H2O → 2 H3PO4

m/142                2m/142 mol

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

Vì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa muối nên ta có: nH2O = nKOH = 0,7 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mKOH + mH3PO4 = mmuối + mH2O → 0,7.56 + 2m.98/142 = 3m + 5,4 + 0,7.18 → m = 13,09 gam

→ nH3PO4 = 2m/142 = 0,184 mol

Ta thấy:

 \(\frac{{{n_{KOH}}}}{{{n_{H3PO4}}}} = \frac{{0,7}}{{0,184}} > 3\) → Sau phản ứng có KOH dư → Trường hợp này loại

-TH2: Chất rắn khan chứa muối và KOH dư

P2O5+ 3H2O → 2 H3PO4

\(\frac{m}{{142}}\)                   \(\frac{{2m}}{{142}}\)mol

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

\(\frac{{6m}}{{142}}\)         \(\frac{{2m}}{{142}}\)          \(\frac{{2m}}{{142}}\) mol   

Chất rắn khan chứa 2m/142 mol K3PO4 và (0,7-6m/142)  mol KOH

→ 212 . 2m/142+ 56 . (0,7-6m/142)  = 3m + 5,4 → m = 14,2 gam

Câu hỏi 19 :

Muối kẽm photphua thường được dùng để làm thuốc diệt chuột. Công thức hóa học của kẽm photphua là

  • A
    Zn2P3.
  • B
    Zn3(PO4)2.
  • C
    ZnS.
  • D
    Zn3P2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Lời giải chi tiết :

Công thức của kẽm photphua là: Zn3P2

Câu hỏi 20 :

Dẫn khí CO qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 25,6 gam chất rắn. Thể tích khí CO (đktc) đã tham gia phản ứng là

  • A
    7,68 lít.
  • B
    2,24 lít.
  • C
    6,72 lít.
  • D
    8,96 lít.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

- Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → mO phản ứng

- Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

→ nCO phản ứng = nO phản ứng

Lời giải chi tiết :

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng O bị lấy đi → \({m_{O(pu)}} = 32 - 25,6 = 6,4(g)\)

Phản ứng khử oxit bằng CO viết gọn là: CO + O → CO2

\( \to {n_{CO(pu)}} = {n_{O(pu)}} = \frac{{6,4}}{{16}} = 0,4(mol) \to {V_{CO}} = 0,4.22,4 = 8,96(l)\)

close