Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn 15 gam glyxin thu được V lít CO2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A

    2,24

  • B

    8,96    

  • C

    6,72

  • D

    4,48

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

C2H5O2N → 2CO2

Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 2nC2H5O2N

Lời giải chi tiết :

nGly = \(\dfrac{{15}}{{75}}\)= 0,2 mol

C2H5O2N → 2CO2

0,2       →      0,4 mol

=> VCO2 = 8,96 lít

Câu 2 :

Đốt cháy hoàn toàn một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được V lít CO2 và 4,5 gam H2O và 1,12 lít N(các chất khí thu được ở đktc). Giá trị của V là:

  • A

    0,2

  • B

    2,24    

  • C

    4,48

  • D

    5,6

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Đốt cháy amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{aa}}\)

Lời giải chi tiết :

nN2 = 0,05 mol; nH2O = 0,25 mol

Đốt cháy amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{aa}}\)

\( \to 0,25 - {n_{C{O_2}}} = 0,05\,\, \to \,\,{n_{C{O_2}}} = 0,2\)

=> VCO2 = 4,48 lít                                       

Câu 3 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol $\alpha $-amino axit A no thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Mặt khác cũng 0,1 mol A tác dụng với vừa đủ 0,1 mol NaOH hoặc HCl. Công thức của A là :

  • A

    NH2CH2CH2COOH.

  • B

    CH3CH(NH2)COOH.

  • C

    NH2CH2COOH.        

  • D

    NH2CH(COOH)2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

A tác dụng với NaOH hoặc HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1

→ A là amino axit no, trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → CTPT A dạng CnH2n+1O2N

Số C = n = \(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}}\)

Lời giải chi tiết :

A tác dụng với NaOH hoặc HCl đều theo tỉ lệ 1 : 1

→ A là amino axit no, trong phân tử có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → CTPT A dạng CnH2n+1O2N

Số C = n =\(\dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}}\)= 3 → A là C3H7O2N

A là\(\alpha \)-amino axit → A là CH3CH(NH2)COOH

Câu 4 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH thu được 4,48 lít CO2 và 4,5 gam H2O. CT của amino axit là :

  • A

    NH2CH2CH2CH2COOH.

  • B

    CH3CH(NH2)COOH.

  • C

    NH2CH2COOH.

  • D

    NH2CH(COOH)2.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Đốt cháy amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{aa}}\)

Lời giải chi tiết :

nCO2 = \(\dfrac{{4,48}}{{22,4}}\)= 0,2 mol ; nH2O = \(\dfrac{{4,5}}{{18}}\)= 0,25 mol

Đốt cháy amino axit no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{aa}}\)

\( \to {n_{aa}} = 2({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}) = 2.(0,25 - 0,2) = 0,1\,\,mol\)

Số C = nCO2/naa = 0,2/0,1 = 2  =>  NH2CH2COOH (Glyxin)

Câu 5 :

Đốt cháy 7,5 gam amino axit X no (phân tử chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) cần dùng vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc). X là

  • A

     Glyxin.

  • B

    Alanin.           

  • C

    Valin.

  • D

    Lysin.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Amino axit X no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → X có dạng CnH2n+1O2N

→ Đốt cháy X ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_X}\)

nO (trong X) = 2nX                       

BTNT oxi:  \({n_{O(trong\,\,X)}} + {\rm{ }}2.{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}2.{n_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{n_{{H_2}O}}\)

BTKL: maa = mC + mH + mO + mN

=> số C trong X = nCO2/nX = 2

Lời giải chi tiết :

nO2 =\(\dfrac{{5,04}}{{22,4}}\)= 0,225 mol.

Gọi nCO2 = x mol; nH2O = y mol

Amino axit X no phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH → X có dạng CnH2n+1O2N

→ Đốt cháy X ta có : \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_X}\)

→ nN2 = y – x;  nX = 2.(y – x) → nO (trong X) = 2nX = 4.(y – x)

BTNT oxi:  \({n_{O(trong\,\,X)}} + {\rm{ }}2.{n_{{O_2}}} = {\rm{ }}2.{n_{C{O_2}}} + {\rm{ }}{n_{{H_2}O}}\)

→ 4.(y – x) + 2.0,225 = 2x + y   (1)

BTKL: maa = mC + mH + mO + mN

→ 7,5 = 12x + 2y + 16.4.(y – x) + 14.2.(y – x)   (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,2;  y = 0,25

→ nX = 0,1

=> số C trong X = nCO2/nX = 2 → X là C2H5O2N

Câu 6 :

Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam α-amino axit A (chứa 1 nhóm -COOH) thì thu được 0,3 mol CO2; 0,25 mol H2O và 1,12 lít N2 (đktc). CTCT A là

  • A

    H2N- CH2 – CH2 – COOH.

  • B

    CH2=C(NH2)-COOH.

  • C

    CH3-CH(NH2)COOH.           

  • D

    H2N-CH2-COOH.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

BTKL: maa = mC + mH + mO/aa + mN

Vì trong A chỉ chứa 1 nhóm COOH => nA = nO / 2

→ số C = nCO2 / nA

Số H = 2nH2O / nA

Số N = 2nN2 / nA

Lời giải chi tiết :

nN2 = 0,05 mol

BTKL: maa = mC + mH + mO/aa + mN

\( \to {\rm{ }}{{\rm{n}}_{O{\rm{ }}(trong{\rm{ }}A)}} = \frac{{8,7-0,3.12-0,25.{\rm{ }}2-0,05.28}}{{16}} = 0,2\,\,mol\)

Vì trong A chỉ chứa 1 nhóm COOH => nA = nO / 2 = 0,1 mol

→ số C = nCO2 / nA = 0,3 / 0,1 = 3

Số H = 2nH2O / nA = 5

Số N = 2nN2 / nA = 1

=>  CTPT C3H5O2N

Vì A là α-aminaxit → CTCT: CH2=C(NH2)-COOH

Câu 7 :

Hỗn hợp X gồm 1 mol amino axit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

  • A

    7 và 1,0.

  • B

    8 và 1,5.

  • C

    8 và 1,0.         

  • D

    7 và 1,5.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Phản ứng cháy: CmH2m -1O4N \(\xrightarrow{+O2}\)m CO2 + \(\dfrac{{2m - 1}}{2}\)H2O +\(\dfrac{1}{2}\)N2 

                           CnH2n+3N \(\xrightarrow{+O2}\)nCO2 + \(\dfrac{{2n + 3}}{2}\)H2O + \(\dfrac{1}{2}\)N2

Số mol CO2 là : n + m → nH2O = n + m + 1

Số mol N2 = 1

Lời giải chi tiết :

Aminoaxit là CmH2m -1O4N, amin là CnH2n+3N

Phản ứng cháy: CmH2m -1O4N \(\xrightarrow{+O2}\)m CO2 + \(\dfrac{{2m - 1}}{2}\)H2O +\(\dfrac{1}{2}\)N2 

                         CnH2n+3N \(\xrightarrow{+O2}\)nCO2 + \(\dfrac{{2n + 3}}{2}\)H2O + \(\dfrac{1}{2}\)N2

Số mol CO2 là : n + m =6 → nH2O = n + m + 1 = 7.

Số mol N2 = 1

Câu 8 :

Hỗn hợp X gồm amino axit Y (no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) và este Z no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X thu được N2; 0,3 mol CO2 và 0,325 mol H2O. Mặt khác, 0,15 mol X trên phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    11,65.

  • B

    10,5625

  • C

    10,925.

  • D

    12,350.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là este no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 2) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp X thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Bảo toàn C : nCO2 = nC trong X + nC trong Z => lập luận giá trị n và m

Lời giải chi tiết :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N (n\( \ge \)2)

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là este no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 2) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp X thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

→ ny = 0,05 mol  → nZ = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol

Bảo toàn C : nCO2 = 0,05n + 0,1m = 0,3

→ n + 2m = 6

m

2

3

n

2

0 (loại)


→ Y là H2N-CH2-COOH, Z là HCOOCH3  → 2 muối thu được là H2N-CH2-COONa và HCOONa

→ mmuối = 0,05.97 + 0,1.68 = 11,65 gam

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm 2 chất H2NR(COOH)x và CnH2n+1COOH, thu được 52,8 gam CO2 và 24,3 gam H2O. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là

  • A

    0,05.

  • B

    0,30.

  • C

    0,02

  • D

    0,06.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

nH2O > nCO2 → amino axit là no, đơn chức (vì axit có nCO2 = nH2O)

Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N

CmH2m+1O2N + xO2  → mCO2 + (2m+1)/2 H2O

     a mol                        ma            (2m+1)a/2

=>  2(nH2O – nCO2) = (2m+1)a – 2ma = a

=>  Số mol amino axit là: naa = 2.(1,35 – 1,2) = 0,3 mol => chiếm 3/5 số mol hỗn hợp

Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit

nHCl = naminoaxit

Lời giải chi tiết :

nH2O = 1,35 mol > nCO2 = 1,2 mol → amino axit là no, có 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 (vì axit có nCO2 = nH2O)

Đặt công thức chung là amino axit là CmH2m+1O2N

Phương trình đốt cháy:

CmH2m+1O2N + xO2  → mCO2 + (2m+1)/2 H2O

     a mol                        ma              (2m+1)a/2

=>  2.(nH2O – nCO2) = (2m + 1).a – 2ma = a

=>  Số mol amino axit là: naa = 2.(1,35 – 1,2) = 0,3 mol => chiếm 3/5 số mol hỗn hợp

=>  Với 0,1 mol X phản ứng thì có 0,06 mol amino axit

=> nHCl = 0,06 mol

Câu 10 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 1 amino axit Y no mạch hở phân tử chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH và 1 axit cacboxylic no đơn chức mạch hở Z (có số mol bằng nhau) bằng oxi không khí thu được 0,3 mol CO2 và 0,35 mol H2O, còn lại là O2 và N2. Y, Z là :

  • A

    NH2CH2COOH và CH3COOH

  • B

    NH2CH2COOH và HCOOH

  • C

    NH2CH2CH2COOH và CH3COOH

  • D

    NH2CH2CH2COOH và HCOOH

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 1) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp Z thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

=> nY = 0,1 mol = naxit

Số C trung bình = nCO2 / nhỗn hợp

Lời giải chi tiết :

Amino axit Y chứa 1 nhóm COOH, 1 nhóm NH2 → Y có dạng CnH2n+1O2N

Đốt cháy Y thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = {n_{{N_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

Z là axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức có dạng CmH2mO2  (m \( \ge \) 1) → đốt cháy Z thu được \({n_{{H_2}O}} = {n_{C{O_2}}}\)

→ đốt cháy hỗn hợp Z thu được \({n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_Y}\)

=> nY = 0,1 mol = naxit

Số C trung bình = 0,3 / 0,2 = 1,5

Vì Amino axit có số C ≥ 2 => Y có 2C và Z có 1 C

=>NH2CH2COOH và HCOOH

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

  • A

    20 gam.          

  • B

    13 gam.

  • C

    10 gam.

  • D

    15 gam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

nNH2 = nHCl

mO : mN = 80 : 21 → nO : nN = 10 : 3

Khi đốt cháy X : đặt nCO2 = x mol; nH2O = y mol

Bảo toàn O : 2nCO2 + nH2O = nO (trong X) + 2nO2 phản ứng

BTKL: mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

Lời giải chi tiết :

Ta có nNH2 = nHCl = 0,03 mol

Do mO : mN = 80 : 21 → nO : nN = 10 : 3 → nO­ = 0,1 mol

Khi đốt cháy X : đặt nCO2 = x mol; nH2O = y mol

Bảo toàn O : 2nCO2 + nH2O = nO (trong X) + 2nO2 phản ứng

→ 2x + y = 0,1 + 0,285 = 0,385 mol  (1)

BTKL: mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

→ 3,83 + 32.3,192/22,4 = 44x + 18y + 0,03.14  (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,13 mol

→ mkết tủa = 0,13.100 = 13 gam

Câu 12 :

Hỗn hợp X gồm hai amino axit no, hở (chỉ chứa hai loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,03 mol hỗn hợp X cần 3,976 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,912 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 0,03 mol X phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl thu được dd Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với

  • A

    8,19.

  • B

    6,24.

  • C

    7,12

  • D

    9,87.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Công thức trung bình.

B1 : Xác định công thức trung bình của 2 amino axit

nHCl = nNH2

CTTQ của amino axit : CnH2n + 2+ t – 2xO2xNt

Số C trung bình = nCO2 / nX  = 0,13 / 0,3 = 13 / 3

→ CT trung bình : C13/3H26/3 + 2 + 5/3 -2t O2t N5/3

\[{C_{\dfrac{{13}}{3}}}{H_{\dfrac{{37}}{3} - 2t}}{O_{2t}}{N_{\dfrac{5}{3}}} + {\rm{ }}\left( {\dfrac{{89}}{{12}}--1,5t} \right){O_2} \to {\rm{ }}13/3C{O_2} + \left( {\frac{{37}}{6}--t} \right){H_2}O + \frac{5}{6}{N_2}\]

X là C13/3H31/3O2N5/3

B2 : xác định khối lượng m dựa vào bảo toàn khối lượng

=> Khi Y phản ứng với NaOH thì : nNaOH = nHCl + nCOOH

nH2O = nCOOH  + nHCl

BTKL : mX + mHCl + mNaOH – mH2O = m

Lời giải chi tiết :

B1 : Xác định công thức trung bình của 2 amino axit

nO2 = 0,1775 mol ; nCO2 = 0,13 mol

CTTQ của amino axit : CnH2n + 2+ t – 2xO2xNt

nHCl = 0,05 mol = ngốc NH2 ; nX = 0,03 mol → số nguyên tử N trong X = 5 / 3

Số C trung bình = nCO2 / nX  = 0,13 / 0,3 = 13 / 3

CT trung bình : C13/3H26/3 + 2 + 5/3 -2x O2xN5/3

\[{C_{\dfrac{{13}}{3}}}{H_{\dfrac{{37}}{3} - 2x}}{O_{2x}}{N_{\dfrac{5}{3}}} + {\rm{ }}\left( {\dfrac{{89}}{{12}}-1,5x} \right){O_2} \to {\rm{ }}13/3C{O_2} + \left( {\dfrac{{37}}{6}-x} \right){H_2}O + \dfrac{5}{6}{N_2}\]

     0,03 mol                                              0,1775 mol

=> 0,1775 = (89/12 – 1,5x).0,03

=> x = 1

Vậy X có 1 nhóm COOH

X là C13/3H31/3O2N5/3

B2 : xác định khối lượng m dựa vào bảo toàn khối lượng

=> Khi Y phản ứng với NaOH thì : nNaOH = nHCl + ngốc COOH = 0,08 mol

nH2O = nCOOH  + nHCl = 0,08 mol

Bảo toàn khối lượng : m = mX + mHCl + mNaOH – mH2O 

=> m = 7,115g

Câu 13 :

Hỗn hợp X gồm một số amino axit (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2, không có nhóm chức khác). Trong hỗn hợp X, tỉ lệ khối lượng của oxi và nito tương ứng là 192 : 77. Để tác dụng vừa đủ với 19,62 gam hỗn hợp X cần 220ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 19,62 gam hỗn hợp X cần V lít khí O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 27,28 gam CO2. Giá trị V là:

  • A

    17,472

  • B

    16,464

  • C

    16,576

  • D

    16,686

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, Bảo toàn nguyên tố.

nHCl = nNH2 = 0,22 mol

mO : mN = 192 : 77 => nO : nN = 24 : 11

Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

Bảo toàn O : 2nCOOH(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

Khi X + HCl : nHCl = nNH2 = 0,22 mol

Trong X có  mO : mN = 192 : 77 => nO : nN = 24 : 11

=> nO(X) = 0,48 mol => nCOOH(X) = 0,24 mol

Khi đốt cháy X :

Giả sử nH2O = x mol; nO2 = y mol;  

Bảo toàn khối lượng : mX + mO2 = mCO2 + mH2O + mN2

=> 19,62 + 32y = 27,28 + 18x + 28.0,11

=> 32y – 18x = 10,74  (1)

Bảo toàn O : 2nCOOH(X) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> x – 2y = - 0,76  (2)

Từ (1,2) => x = 0,71 ; y = 0,735 mol

=> VO2 = 16,464 lit

Câu 14 :

Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2N-CnH2n-COOH và este Z tạo bởi Y và ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị m là:

  • A
    12,65.
  • B
    12,35.
  • C
    14,75.
  • D
    11,30.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : C

Phương pháp giải :

Y và Z đều có k = 1. Công thức chung của Y, Z là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 2 - 2.1 + 1}}{O_2}N\) hay \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}{O_2}N\)

Đốt cháy: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}{O_2}N \to \overline n C{O_2} + \left( {\overline n  + 0,5} \right){\text{ }}{H_2}O\)

=> n hỗn hợp = \(\dfrac{{{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}}}{{0,5}}\) = ? mol

Vì hỗn hợp X cả 2 chất đều có 1 nguyên tử N nên nN (trong X) = nX = ? (mol)

Hỗn hợp X cả 2 chất đều có 2 nguyên tử O nên: nO (trong X) = 2nX = ? (mol)

BTKL ta có: mX = mC + mH + mN =?

Lời giải chi tiết :

\({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{12,32}}{{22,4}} = 0,55\,\,mol\)

\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{11,25}}{{18}} = 0,625\,\,mol\)

Y và Z đều có k = 1. Công thức chung của Y, Z là \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 2 - 2.1 + 1}}{O_2}N\) hay \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}{O_2}N\)

Đốt cháy: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 1}}{O_2}N \to \overline n C{O_2} + \left( {\overline n  + 0,5} \right){\text{ }}{H_2}O\)

\( \to \) n hỗn hợp = \(\dfrac{{{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}}}{{0,5}} = \dfrac{{0,625 - 0,55}}{{0,5}} = 0,15\,\,mol\)

Vì hỗn hợp X cả 2 chất đều có 1 nguyên tử N nên nN (trong X) = nX = 0,15 mol

Hỗn hợp X cả 2 chất đều có 2 nguyên tử O nên: nO (trong X) = 2nX = 0,3 mol

BTKL ta có: mX = mC + mH + mN = 0,55.12 + 0,625.2 + 0,15.14 + 0,3.16 = 14,75 gam.

Câu 15 :

Đốt cháy hoàn toàn 68,2 gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic và axit oleic, thu được N2, 55,8 gam H2O và a mol CO2. Mặt khác 68,2 gam X tác dụng được tối đa với 0,6 mol NaOH trong dung dịch. Giá trị của a là:

  • A
    3,1
  • B
    2,8
  • C
    3,0
  • D
    2,7

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Ta có:

Gly, Ala = C2H5O2N + x CH2

Glu = C2H5O2N + 2CH2 + CO2

Axit oleic = 17CH2 + CO2

Quy đổi X thành C2H5O2N (x mol) và CH2 (y mol) và CO2 (z mol)

Từ mX, nH2O và nNaOH để tìm x, y và z.

Suy ra nCO2 = a = 2x + y + z

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Gly, Ala = C2H5O2N + x CH2

Glu = C2H5O2N + 2CH2 + CO2

Axit oleic = 17CH2 + CO2

Quy đổi X thành C2H5O2N (x mol) và CH2 (y mol) và CO2 (z mol)

Ta có: mX = 75x + 14y + 44z = 68,2 gam

Ta có: nH2O = 2,5x + y = 3,1 mol và nNaOH =x + z = 0,6 mol

Giải hệ trên ta được x = 0,4 ; y = 2,1 và z = 0,2

Suy ra nCO2 = a = 2x + y + z = 3,1 mol

Câu 16 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một α-aminoaxit X (no, mạch hở, phân tử có 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) trong oxi thu được 0,84 mol hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Công thức cấu tạo của X là

  • A
    H2NCH2COOH
  • B
    H2NCH(CH3)COOH
  • C
    H2NCH2CH2COOH
  • D
    H2NCH2CH(CH3)COOH

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

X có CTPT là CnH2n+1O2N: \({C_n}{H_{2n + 1}}{O_2}N\xrightarrow{{{t^o}}}nC{O_2} + \frac{{2n + 1}}{2}{H_2}O + \frac{1}{2}{N_2}\)

→ Lập phương trình ẩn n với số mol hỗn hợp khí → n

Lời giải chi tiết :

X là α - aminoaxit X no, mạch hở, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH → X có CTPT là CnH2n+1O2N

Ta có: \({C_n}{H_{2n + 1}}{O_2}N\xrightarrow{{{t^o}}}nC{O_2} + \frac{{2n + 1}}{2}{H_2}O\,\,\, + \,\,\,\,\frac{1}{2}{N_2}\)

                0,12      →                 0,12n →   0,06(2n+1) →     0,06 mol

→ nhh khí = 0,12n + 0,06(2n + 1) + 0,06 = 0,84 → n = 3

→ X là C3H7O2N

→ CTCT của X là H2N-CH(CH3)-COOH

Câu 17 :

Cho hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val và Glu. Để tác dụng hết với 0,2 mol X cần 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm NaOH 1M và KOH 1,4M. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần V lít O2 (đktc), hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 56,88 gam. Giá trị của V là

  • A
    25,760
  • B
    22,848
  • C
    26,432
  • D
    25,536

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

- Quy đổi hỗn hợp thành C2H5NO, CH2 và CO2

- Lập phương trình biểu diễn số mol bazơ (1)

- Lập phương trình tổng khối lượng CO2 và H2O (2)

- Từ (1) và (2) tìm được số mol các chất

- Tính số mol O2

- Tính V

Lời giải chi tiết :

Quy đổi X thành C2H5NO (0,2 mol), CH2 (a mol) và CO2 (b mol)

\({n_{NaOH}} = 0,1\,\,mol;{n_{K{\rm{O}}H}} = 0,14\,\,mol \to {n_{O{H^ - }}} = 0,1 + 0,14 = 0,24\,mol\)

→ 0,2 + b = 0,24 (1)

\({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} = 56,88\,\,gam \to 44(0,2.2 + a + b) + 18(0,2.2,5 + a) = 56,88\)(2)

Từ (1) và (2) → a = 0,46; b = 0,04

\( \to {n_{{O_2}}} = 2,25.0,2 + 1,5{\rm{a}} = 1,14\)

→ V = 1,14.22,4 = 25,536 lít

Câu 18 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no Z (đơn chức, mạch hở), thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủ với lượng dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

  • A
    6,57.
  • B
    6,39.
  • C
    4,38.
  • D
    10,95.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình đốt cháy để tìm số mol Y từ đó suy ra lượng HCl tham gia phản ứng

 

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 26,88/22,4 = 1,2 (mol)

nH2O = 23,4 : 18 = 1,3 (mol)

Đốt Z thu được nH2O = nCO2

Mà đốt X cho nCO2 < nH2O → sự chênh lệch này là do đốt Y, mà Y chỉ chứa 1 nhóm aminoaxit → Y là aminoaxit no, phân tử chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm -COOH

Đặt CTPT Y: CnH2n+1­NO2

PT cháy: CnH2n+1­NO2 + (3n-1,5)/2O2  \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) nCO2 + (n+0,5)H2O + 1/2N2

\( \to {n_Y} = {{{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}}} \over {0,5}} = {{1,3 - 1,2} \over {0,5}} = 0,2\;(mol)\) 

Khi cho hh M tác dụng với dd HCl chỉ có Y pư

Tỉ lệ: 0,5 mol X tác dụng vừa đủ 0,2 mol HCl

    → 0,45 mol X tác dụng vừa đủ 0,18 mol HCl

→ mHCl = 0,18.36,5 = 6,57 gam

Câu 19 :

X là 1 amino axit có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được muối Y, MY = 1,6186MX. Trộn 0,1 mol X với 0,1 mol glyxin thu được hỗn hợp Z. Đốt hết Z cần bao nhiêu lít O2 (đktc) ? 

  • A

    17,36 lít.

  • B

    15,68 lít.             

  • C

    16,8 lít.

  • D

    17,92 lít.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : A

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố để giải bài toán này.

Lời giải chi tiết :

maa +mHCl = mmuối

nHCl = 2 naa => Ta có phương trình:

(2 *36,5 +MX)/ MX = 1,6186

=> MX = 108

=> CTPT X là (NH2)2C3H5COOH

* Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố C và H

Khi đốt 0,1 mol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O

Khi đốt 0,1 mol NH2CH2COOH tạo ra 0,2 mol CO2 và 0,25 mol H2O

* Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố O

=> nO2 = nCO2 + 1/2 nH2O - nX - nGlyxin = (0,4 + 0,2) + 1/2 (0,5 +0,25 ) - 0,2

= 0,775 mol

VO2 = 0,775 * 22,4 = 17,36 lít

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2 thu được CO2, H2O và N­2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là

  • A
    22,35 gam.
  • B
    31,56 gam.
  • C
    23,08 gam.
  • D
    30,30 gam.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : D

Phương pháp giải :

Xét quá trình đốt cháy: Đặt số mol CO2 = a(mol) và H2O = b (mol)

Lập hệ với namin = (nH2O – nCO2)/2 và bảo toàn nguyên tố O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ta tìm được a, b = ?

BTKL tìm được mX = mC + mH + mN . Từ đó tìm được: MX = mX : nX = ?

Xét quá trình pư với HNO3.

Tìm được nHNO3 = nX . Sau đó bảo toàn khối lượng: mmuối = mX + mHNO3

Lời giải chi tiết :

Đặt công thức chung của 3 amin có dạng: CnH2n+3N: 0,1 (mol)

Xét quá trình cháy

PT cháy: CnH2n+3N + (3n+ 1,5)/2O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) nCO2 + (n+1,5)H2O + 0,5nN2 (1)

Đặt \(\left\{ \begin{array}{l}C{O_2}:a\,(mol)\\{H_2}O:\,b\,(mol)\end{array} \right.\)

Đốt cháy amin trên có: namin = (nH2O – nCO2)/1,5 → 0,1 = (b – a)/1,5 hay b – a = 0,15 (I)

BTNT “O”: 2nCO2 + nH2O = 2nO2 → 2a + b = 2.0,3 (II)

giải hệ (I) và (II) ta được: a = 0,15 và b = 0,3 → \(\left\{ \begin{array}{l}C{O_2}:0,15\,(mol)\\{H_2}O:\,0,3\,(mol)\end{array} \right.\)

BTKL ta có: mamin = mC + mH + mN = 0,15.12 + 0,3.2 + 0,1.14 = 3,8 (g)

→ Phân tử khối trung bình của amin là: Mamin = mamin : namin = 3,8 : 0,1 = 38 (g/mol)

Xét quá trình phản ứng với HNO3

namin = mamin : Mamin = 11,4 : 38 = 0,3 (mol)

PTHH: CnH2n+1NH2 + HNO3 → CnH2n+1NH3NO3 (2)

(mol)    0,3              → 0,3

Theo PTHH (2): nHNO3 = nCnH2n+1NH2 = 0,3 (mol)

BTKL ta có: mmuối = mCnH2n+1NH3NO3 = mCnH2n+1NH2+mHNO3

= 11,4 + 0,3.63 = 30,3 (g)

Câu 21 :

Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là

  • A

     7,57. 

  • B

    8,85. 

  • C

    7,75. 

  • D

    5,48.

Đáp án của giáo viên Xem Lời Giải : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính nKOH và nCOOH

Để đơn giản hóa, coi dung dịch Y gồm các amino axit và HCl

⟹ nKOH = nHCl + nCOOH

⟹ nCOOH = nKOH - nHCl

Bước 2: Tính nX

- Công thức chung của hỗn hợp X là: CnH2n+1NO2

Các chất trong X chứa 1 nhóm COOH ⟹ nX = nCOOH 

Bước 3: Tính số mol các nguyên tố C, H, O, N trong X

- Đặt nCO2 = x mol; nH2O = y mol

- Từ PT phản ứng cháy: CnH2n+1NO2 (X) + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) nCO2 + \(\dfrac{{2n + 1}}{2}\)H2O + ½ N2

⟹ nX = (nH2O - nCO2)/0,5

- Lập hệ PT tìm x, y dựa vào:

+) Quan hệ với nX.

+) Khối lượng dung dịch Ba(OH)2 giảm.

- Tính số mol các nguyên tố trong X

Bước 4: Tính a gam hh X.

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính nKOH và nCOOH

- Để đơn giản hóa, coi dung dịch Y gồm các amino axit và HCl

⟹ nKOH = nHCl + nCOOH

⟹ nCOOH = nKOH - nHCl = 0,38.0,5 - 0,1.1 = 0,09 mol.

Bước 2: Tính nX

Các chất trong X chứa 1 nhóm COOH ⟹ nX = nCOOH = 0,09 mol

- Công thức chung của hỗn hợp X là: CnH2n+1NO2

Bước 3: Tính số mol các nguyên tố C, H, O, N trong X

- Đặt nCO2 = x mol; nH2O = y mol

PTHH: CnH2n+1NO2 (X) + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) nCO2 + \(\dfrac{{2n + 1}}{2}\)H2O + ½ N2

⟹ nX = (nH2O - nCO2)/0,5 ⟹ (y - x)/0,5 = 0,09 ⟹ y - x = 0,045 (1)

- Cho sản phẩm cháy vào bình đựng Ba(OH)2 dư:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

(mol):  x                      →      x                                  

mdd giảm = m ↓ - mCO2 - mH2O = 43,74 g.

⟹ 197x - 44x - 18y = 43,74

⟹ 153x - 18y = 43,74 (2)

Từ (1)(2) ⟹ x = 0,33; y = 0,375

⟹       nC = nCO2 = 0,33 mol

            nH = 2nH2O = 2.0,375 = 0,75 mol

            nO = 2nCOOH = 2.0,09 = 0,18 mol

            nN = nX = 2.0,045 = 0,09 mol

Bước 4: Tính a gam hh X.

a = 0,33.12 + 0,75 + 0,18.16 + 0,09.14 = 8,85 gam.

close