Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

1. Tiểu sử

- Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút hiệu Á Nam, quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

- Là người yêu nước tha thiết thể hiện qua việc ông thường mượn đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng bóng gió để bộc lộ tình yêu nước trong văn chương.

Tham khảo thêm tại đây

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên là phần mở đầu của bài thơ.

b. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.

- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:

a. Giá trị nội dung

- Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát. Giọng điệu da diết thông thiết và có sức gợi cảm mạnh mẽ.

Sơ đồ tư duy về bài thơ "Hai chữ nước nhà":

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close