Toán lớp 3 trang 77 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Chân trời sáng tạoNêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải thích tại sao N là trung điểm của ST Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Thực hành Bài 1 Quan sát hình vẽ bên. a, Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại? b, D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không? G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?
Phương pháp giải: Học sinh quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: a, C, D, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm D ở giữa hai điểm điểm C và điểm E. H, G, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm G là điểm ở giữa hai điểm H và E. H, L, K là 3 điểm thẳng hàng. Điểm L là điểm ở giữa hai điểm H và K. b, D là trung điểm của CE vì D là điểm ở giữa hai điểm C và E và DC = DE. G không là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE > GH Bài 2 a, Dưới đây là cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.
Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST. b, Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm. Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB. Phương pháp giải: a, Để N là trung điểm của ST ta cần chỉ ra N là điểm ở giữa hai điểm S và T ; NS = NT b, Lấy thước thẳng vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm rồi xác định trung điểm M. Lời giải chi tiết: a, Ta có N là điểm ở giữa hai điểm S , T và NS = NT = 3 cm Vậy N là trung điểm của đoạn thẳng ST. b, Vẽ đoạn thẳng AB = 10 cm. Trên đoạn thẳng AB ta lấy điểm M sao cho MA = MB = 5 cm. Luyện tập Bài 1 Câu nào đúng, câu nào sai? a, O là trung điểm của đoạn thẳng AB. b, M là trung điểm của đoạn thẳng CD. c, K là điểm ở giữa hai điểm P và Q. d, K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.
Phương pháp giải: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O là điểm ở giữa hai điểm A, B và OA = OB = 2 cm. - M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì M không ở giữa hai điểm C và D. - K không là trung điểm của đoạn thẳng PQ vì KQ > KP (3 cm > 2 cm) Vậy các câu đúng là a, c Các câu sai là b, d Bài 2 Xác định vị trí các lều dưới đây. a) Vị trí các lều theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB. b, Lều ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU.
Phương pháp giải: Quan sát tranh, xác định trung điểm của các đoạn thẳngAD, BC, DC, AB, SU rồi xác định vị trí các lều. Lời giải chi tiết: a) Lều màu nâu là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều màu nâu ở vị trí điểm V. Lều màu cam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều màu cam ở vị trí điểm T. Lều màu vàng là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều màu vàng ở vị trí điểm U. Lều màu hồng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều màu hồng ở vị trí điểm S. b) Lều màu đỏ ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU nên trùng với điểm O.
|