Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 11 ngắn gọn tập 1 bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh. Bài 1:* Chủ đề của đoạn văn là phê phán và chỉ ra tác hại của căn bệnh tự kiêu tự đại Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Câu 1 Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1) * Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích là: lập luận và so sánh. - Phân tích: + Luận điểm chính: Chớ có tự kiêu tự đại. + Hai lí do để không nên tự kiêu tự đại là “tự kiêu tự đại là khờ dại” và “tự kiêu tự đại là thoái bộ”. - Thao tác so sánh: + “mình hay” >< “nhiều người hay hơn mình” + “sông to, bể rộng”>< “cái chén nhỏ, cái đĩa cạn” + “độ lượng của nó rộng và sâu” >< “độ lượng của nó hẹp và nhỏ” → So so sánh tương phản. + “người tự kiêu tự mãn…cái chén, cái đĩa cạn” → So sánh tương đồng. Thao tác lập luận chính được sử dụng là phân tích, thao tác so sánh giúp đoạn văn trở nên sinh động, hấp dẫn. * Mục đích, tác dụng của việc sử dụng hai thao tác: + Làm cho vẫn đề được đưa ra bàn luận trở nên sinh động, cụ thể, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người hơn. + Để từ đó sống khiêm tốn hơn, biết tôn trọng người khác hơn, chịu khó học hỏi nhiều hơn. → Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận. Câu 2 Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1) Những nội dung cần có: - Chủ đề bài văn cần viết. - Lập dàn ý: với hệ thống những ý chính để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng - Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và cách sắp xếp chúng trong bài văn - Cần sử dụng các thao tác lập luận trong việc diễn giải các luận cứ. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh; thao tác nào là chủ đạo. - Xác định những câu chuyển ý, từ nối cho phù hợp giữa các ý trong bài văn. Câu 3 Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1) b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh: - Giải thích khái niệm “hiếu học” - Phân tích, chứng minh, bình luận: + Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích) + Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập). + Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích). + Lấy ví dụ những tấm gương hiếu học tiêu biểu + Liên hệ bản thân xemloigiai.com
|