Kể về cuộc đời của những đứa trẻ có số phận bất hạnh
Nhân vật trong văn bản Cô bé bán diêm
Nhân vật chính: cô bé bán diêm
Nhân vật phụ: người bố, người bà, người đi đường
Sự việc trong văn bản Cô bé bán diêm
Bà mất, cô bé phải cùng bố sống cuộc sống chui rúc, nghèo khổ, thường xuyên bị chửi mắng, đánh đập và phải đi bán diêm kiếm sống
Trong đêm noel lạnh lẽo, cô bé không bán được diêm nên không dám về nhà, đành nghỉ chân ở khoảng trống giữa 2 ngôi nhà
Vì đói và rét, cô bé đốt diêm nhiều lần để sưởi ấm và được nhìn thấy các ảo ảnh tuyệt vời, đến lần thứ 4 em đã được thấy bà của mình và đốt liên tục tất cả các que diêm còn lại để giữ hình ảnh bà
Em bé bán diêm qua đời trong sự lạnh lẽo của đêm noel
Chi tiết tiêu biểu trong văn bản Cô bé bán diêm
- Các chi tiết tiêu biểu chính là:
4 lần cô bé đốt que diêm và nhìn thấy khát vọng của mình trong ảo ảnh
Hình ảnh cô bé bán diêm bay theo bà về chầu Thượng Đế
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản Cô bé bán diêm
Sự thương xót, cảm thông, yêu mến cho những đứa trẻ tội nghiệp, có số phận bất hạnh
Chán ghét, không đồng tình với những người sống lạnh lùng, vô cảm, không quan tâm giúp đỡ người khác
Chủ đề văn bản Cô bé bán diêm
Tình yêu thương dành cho các số phận bất hạnh
Các yếu tố của truyện
Cô bé bán diêm
Đề tài
Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh
Nhân vật
Em bé bán diêm, người bà, người bố
Sự việc
Trong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.
Chi tiết tiêu biểu
Lần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.
Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay.
Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra.
Lần thứ tư: Bà mim cười hiền hậu.
Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại - để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.
Tình cảm, cảm xúc của người viết
Thương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm.
Chủ đề
Tác phầm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Câu 2
Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi đọc truyện ngắn?
Phương pháp giải:
Rút ra bài học cho bản thân em khi học các văn bản trên.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Từ việc đọc các văn bản trên, em rút ra được là khi đọc truyện ngắn phải xác định được đề tài, chủ đề của câu chuyện, tóm tắt được các sự việc, chi tiết tiêu biểu và cách thể hiện tình cảm của người viết trong văn bản.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kinh nghiệm khi đọc truyện ngắn:
Nên tìm hiểu đề tài, chủ đề của câu chuyện để có thể nắm được nội dung, tinh thần của tác phẩm
Đọc và tiếp nhận tác phẩm dựa trên nhân vật, các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu để không bỏ sót ý nghĩa, giá trị nào của tác phẩm
Khi đọc truyện ngắn, chúng ta cần chú ý tìm hiểu về đề tài, chủ đề, chi tiết và sự kiện quan trọng. Sau khi đọc xong truyện, người đọc cần rút ra ý nghĩa, bài học của truyện...
Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi
Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân chi tiết Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập