Những tấm chân tình trang 35 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì. Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì. Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào. Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào. Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó. Tìm trong bài đọc 2 câu có sử dụng từ bằng. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đặt câu bày tỏ cảm xúc của em.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc là trải nghiệm, cảm xúc của tác giả trước những sự giúp đỡ chân tình của người dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Bài đọc:

Những tấm chân tình

Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt, Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.

Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”.

Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm. 

Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa. 

Theo LÊ HÀ

Đọc hiểu:

Câu 1: Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả bị choáng ngợp vì khác xa nơi tác giả sống. Có những cơn mưa rào nhanh đến nhanh đi, chứ không mưa rả rích như ngoài Bắc.

Câu 2: Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về sự tốt bụng, hiếu khách của chú chủ quán hủ tiếu. 

Câu 3: Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Câu nói xuề xòa của chú chủ quán “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.” thể hiện cách sống quan tâm, yêu thương, giúp đỡ lần nhau.

Câu 4: Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào? Tìm những chi tiết hoặc câu văn cho biết điều đó. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 4 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Bài viết thể hiện tình yêu của tác giả đối với thành phố Hồ Chí Minh, ở đây tác giả nhận được nhiều ân tình khiến tác giả yêu và muốn trở lại thành phố này nhiều lần nữa.

Luyện tập:

Câu 1: Tìm trong bài đọc 2 câu có sử dụng từ bằng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

- Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt, Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.

- Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. 

Câu 2: Dựa vào nội dung bài đọc, hãy đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về thời tiết ở Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Về người Thành phố Hồ Chí Minh. 

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc và đặt câu.

Lời giải chi tiết:

a) Thành phố Hồ Chí Minh thường có những cơn mưa vào bất chợt.

b) Con người ở Thành phố Hồ Chí Minh rất thân thiện, nhiệt tình và hiếu khách. 

  • Đọc và viết thư điện tử trang 36 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Quan sát hình minh họa một thư điện tử dưới đây và trả lời các câu hỏi. Bức tư trên là của ai gửi cho ai. Thư gồm những phần nào. Muốn viết và gửi thư điện tử, cần có phương tiện gì. Giả sử em nhận được bức thư trên, em sẽ viết thư trả lời như thế nào để nhờ bố mẹ gửi cô giáo.

  • Trận bóng trên đường phố trang 37, 38 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau: Trận bóng gây nguy hiểm cho người chơi bóng. Sự ân hận của Quang. Trận bóng gây nguy hiểm cho người đi đường. Vì sao Quang cảm thấy ân hận. Tìm những chi tiết thể hiện điều đó. Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không. Vì sao. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì. Tìm các dấu ngoặc kép trong bài. Mỗi dấu ngoặc kép đó được dùng để làm gì. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em hãy c

  • Nghe - viết: Dòng sông trang 39 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Chữ ch hay tr. Chữ t hay ch. Tìm từ ngữ: Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau. Chứa tiếng có vần it hoặc ich, có nghĩa như sau.

  • Kể chuyện: Trận bóng trên đường phố trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề: Dựa vào tranh, kể lại đoạn 1 của câu chuyện Trận bóng trên đường phố theo lời nhân vật Long. Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2 và 3 của câu chuyện theo lời nhân vật Quang. Trao đổi. Vì sao không nên chơi bóng trên đường phố. Khi đi đường, em cần chú ý những gì để đảm bảo an toàn.

  • Con kênh xanh giữa lòng thành phố trang 41, 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Bài đọc nói về con kênh ở đâu. Những thông tin sau được niêu ở đoạn văn nào. Ghép đúng. Người dân được hưởng lợi ích gì khi con kênh ô nhiễm được cải tạo. Theo em, lợi ích đó có quan trọng không. Vì sao. Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì. Chọn ý em thích. Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp. Thi đặt câu. Mỗi nhóm gôm 3 học sinh thi đặt câu với nhóm khác. Mỗi học sinh đặt 1 câu chứa 1 từ ngữ ở bài tập 1.

close