Nhập gia tùy tục trang 105 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật. Vì sao. Vì sao bạn không được xoa đầu người khác. Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào. Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì. Chọn ý mà em cho là đáng ngại nhất. Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc nói về những quy tắc văn hóa của vương quốc Bru-nây.

Bài đọc:

Nhập gia tùy tục

Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau:

- Người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn. Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

- Khi ăn, bạn hãy dùng hai tay hoặc dùng tay phải. Nếu bạn muốn từ chối một món ăn, hãy chạm nhẹ vào đĩa ăn bằng tay phải.

- Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em. Người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

- Không chỉ vào ai bằng ngón trỏ. Điều đó ở Bru-nây bị coi là thô lỗ. Nếu muốn, bạn hãy dùng ngón tay cái của bàn tay phải để làm việc này.

- Không ăn uống ở nơi công cộng, trừ trường hợp bạn đi hội chợ ẩm thực hoặc đi dã ngoại.

Theo sách Tiếng Anh 3 (Celebrate 3)

Đọc hiểu:

Câu 1: Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em đọc gạch đầu dòng thứ nhất. 

Lời giải chi tiết:

Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay phải để đưa hoặc nhận các vật. Vì người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn.

Câu 2: Vì sao bạn không được xoa đầu người khác. 

Phương pháp giải:

Em đọc gạch đầu dòng thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Không được xoa đầu người khác vì người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

Câu 3: Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc gạch đầu dòng thứ tư.

Lời giải chi tiết:

Nếu muốn chỉ vào ai thì phải dùng ngón tay cái của bàn tay phải.

Câu 4: Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì? Chọn ý mà em cho là đáng ngại nhất.

a) Bị mọi người chê cười.

b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra:

b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm. 

Luyện tập:

Câu 1: Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc: 

a) Một câu có từ hãy.

b) Một câu có từ nên.

c) Một câu có từ không.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc: 

a) Một câu có từ hãy: Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

b) Một câu có từ nên: Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau.

c) Một câu có từ không: Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em.

Câu 2: Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn. 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn:

- Không nên làm việc riêng trong giờ học.

- Hãy làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. 

  • Nghe - viết: Hạt mưa trang 106 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Em chọn chữ nào cho phù hợp với ô trống.

  • Trao đổi: Em đọc sách báo trang 107 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một nước bạn (hoặc về tình hữu nghị) mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

  • Bác sĩ Y-éc-xanh trang 109 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh. Bà khách có ấn tượng về bác sĩ Y-éc-xanh như thế nào. Lòng yêu nước của bác sĩ y-éc-xanh thể hiện ở những câu nói nào. Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì. Tìm đọc thêm thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh. Tìm trong bài đọc một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích. Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích.

  • Em kể chuyện trang 111 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau. Kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết. Kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua.

  • Người hồi sinh di tích trang 112, 113 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Ông Ka-dích là người nước nào. Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam. Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông. Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học. Tìm đọc thêm thông tin về kiến trúc sư Ka-dích. Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh. Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật

close