Thành ngữ ý chỉ khi ta mất đồ, ta thường dễ sinh lòng ngờ vực, nghi ngờ lung tung, cho rằng người này người kia trộm đồ.

Một mất mười ngờ.


Thành ngữ ý chỉ khi ta mất đồ, ta thường dễ sinh lòng ngờ vực, nghi ngờ lung tung, cho rằng người này người kia trộm đồ.

Giải thích thêm
  • Mất: ý chỉ mất đồ, bị trộm đồ. “Một mất” ý chỉ một lần mất đồ

  • Ngờ: nghi ngờ, ngờ vực. “Mười ngờ” ý chỉ sự đa nghi, ngờ vực tất cả mọi người.

  • Thành ngữ có nguồn gốc từ một câu chuyện xa xưa: Có một người thợ mộc bị mất cái bào. Anh lúng túng, không biết xoay sở ra sao. Hôm ấy, có một thằng bé đi ngang qua. Thường ngày, đứa bé sẽ chào anh ta, nhưng hôm nay mặt nó tỉnh bơ, khiến anh nghi ngờ nó lấy bào của mình. Anh lập tức chạy theo nó để đòi lại đồ. Tuy nhiên, anh thợ mộc mất dấu thằng bé, nhưng lại gặp một người đàn ông. Người đàn ông vui vẻ chào anh ta, khiến anh lại sinh nghi, vì mấy ngày trước người đàn ông còn tỉnh bơ. Không có chứng cứ buộc tội, anh lủi thủi đi về. Vừa về đến nơi, có một người làng đến xin anh mẩu gỗ để kê bàn. Vốn cái bào thì cần có cái nêm, nên anh nghĩ người kia xin gỗ về để nêm bào. Sau khi thấy người làng không chọn được gỗ ưng ý và đi về, anh thợ mộc lại nghĩ người kia sợ mình bị phát hiện. Anh đang nghĩ cách bắt quả tang thì thấy có ông lão cầm tấm ván gỗ đã được bào nhẵn, anh lại cho rằng ông lão ăn cắp bào, liền chuyển hướng sang rình bắt ông lão. Buổi chiều, vợ anh thợ bới từ đống mùn cưa thì thấy cái bào bị vùi trong đó. Thì ra, mẹ vợ anh ta mắt kém nên vùi bào trong đó. Vợ anh ta bèn nói: “Từ sáng đến giờ, anh ngờ đến chín người trộm bào, còn tôi đây nữa, sao anh không ngờ nốt cho chẵn mười”.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Sau khi phát hiện mình bị mất điện thoại, Mai một mất mười ngờ, nghi ngờ tất cả mọi người ở cơ quan.

  • Bạn cần tìm điều tra thật kĩ về kẻ đã lấy đồ, chớ sinh lòng nghi ngờ lung tung, một mất mười ngờ.

  • Bạn cùng phòng tôi mới bị mấy đồ, bây giờ một mất mười ngờ, khiến tôi thấy rất mệt mỏi.

close