Lý thuyết về phân thức đại số1. Định nghĩa 1. Phân thức đại sốĐịnh nghĩaMột phân thức đại số (hay nói gọn là phân thức) là một biểu thức có dạng \(\dfrac{A}{B}\) , trong đó $A,B$ là những đa thức và \(B\) khác 0. $A$ được gọi là tử thức (hay tử); $B$ được gọi là mẫu thức (hay mẫu). Chú ý: Mỗi đa thức cũng được coi như một phân thức với mẫu thức bằng $1$ . Ví dụ: \(\dfrac{x}{{x + 1}}\) là một phân thức đại số. Số \(2\) cũng là một phân thức đại số dưới dạng \(\dfrac{2}{1}.\) Hai phân thức bằng nhauVới hai phân thức \(\dfrac{A}{B}\) và \(\dfrac{C}{D}\) \(\left( {B \ne 0,\,D \ne 0} \right)\) , ta nói \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{C}{D}\) nếu $A.D = B.C$ Tính chất cơ bản của phân thức đại số+ \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{A.M}}{{B.M}}\)($M$ là một đa thức khác $0$ ) + \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{A:N}}{{B:N}}\) ($N$ là một nhân tử chung, $N$ khác đa thức $0$ ) Quy tắc đổi dấu+ Đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì ta được phân thức mới bằng phân thức đã cho: $\dfrac{A}{B} = \dfrac{{ - A}}{{ - B}}$ Ngoài ra, ta còn có một số quy tắc sau: + Đổi dấu tử số và đổi dấu phân thức: $\dfrac{A}{B} = - \dfrac{{ - A}}{B}$ + Đổi dấu mẫu số và đổi dấu phân thức: $\dfrac{A}{B} = - \dfrac{A}{{ - B}}$ + Đổi dấu mẫu : \(\dfrac{A}{{ - B}} = - \dfrac{A}{B}\) 2. Các dạng toán thường gặpDạng 1: Tìm điều kiện để phân thức xác định.Phương pháp: Phân thức \(\dfrac{A}{B}\) xác định khi \(B \ne 0.\) Dạng 2: Tìm giá trị của biến số \(x\) để phân thức\(\dfrac{A}{B}\) nhận giá trị \(m\) cho trước.Phương pháp: Bước 1: Tìm điều kiện để phân thức xác định: \(B \ne 0\) Bước 2: Từ giả thiết ta có \(\dfrac{A}{B} = m\) . Từ đó tìm được \(x.\) Bước 3: So sánh với điều kiện ở bước 1 để kết luận. Dạng 3: Chứng minh hai phân thức bằng nhau. Tìm các giá trị của \(x\) để hai phân thức bằng nhau.Phương pháp: Ta sử dụng các kiến thức sau: + Với hai phân thức \(\dfrac{A}{B}\) và \(\dfrac{C}{D}\)\(\left( {B \ne 0,\,D \ne 0} \right)\), ta nói \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{C}{D}\) nếu $A.D = B.C$ + \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{A.M}}{{B.M}}\) ($M$ là một đa thức khác $0$ ) + \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{A:N}}{{B:N}}\) ($N$ là một nhân tử chung, $N$ khác đa thức $0.$) + $\dfrac{A}{B} = \dfrac{{ - A}}{{ - B}}.$
3. Bài tập vận dụngCâu 1. Biểu thức nào sau đây không là phân thức đại số? A. \(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\) B. \(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\) C. \({x^2} - 3x + 1\) D. \(\frac{{{x^2} + 4}}{0}\) Lời giải \(\frac{1}{{\left( {{x^2} + 1} \right)}}\) có \(A = 1;\,B = {x^2} + 1 > 0\forall x \Rightarrow \frac{1}{{{x^2} + 1}}\) là phân thức đại số \(\frac{{x + 3}}{5}\) có \(A = x + 3;\,B = 5 \Rightarrow \frac{{x + 3}}{5}\) là phân thức đại số \({x^2} - 3x + 1\) có \(A = {x^2} - 3x + 1;\,B = 1 \Rightarrow {x^2} - 3x + 1\) là phân thức đại số \(\frac{{{x^2} + 4}}{0}\) có \(A = {x^2} + 4;\,B = 0 \Rightarrow \frac{{{x^2} + 4}}{0}\) không là phân thức đại số Đáp án D Câu 2. Cặp phân thức nào sau đây bằng nhau? A. \(\frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}}\) và \(\frac{{xy}}{{3y}}\) B. \(\frac{{ - {x^2}y}}{{xy}}\) và \(\frac{{3y}}{{xy}}\) C. \(\frac{3}{{24x}}\) và \(\frac{{2y}}{{16xy}}\) D. \(\frac{{3xy}}{5}\) và \(\frac{{3{x^2}y}}{{5y}}\) Lời giải Ta có: \(\frac{{ - {x^2}y}}{{3xy}} = \frac{{ - x}}{3};\,\frac{{xy}}{{3y}} = \frac{x}{3}\) Đáp án C Câu 3. Với điều kiện nào của \(x\) thì phân thức \(\frac{{5{\rm{x}} - 7}}{{{x^2} - 9}}\) có nghĩa? A. \(x \ne 3\) B. \(x \ne \frac{7}{5}\) C. \(x \ne - 3\) D. \(x \ne \pm 3\) Lời giải Phân thức \(\frac{{5{\rm{x}} - 7}}{{{x^2} - 9}}\) có nghĩa khi \({x^2} - 9 \ne 0 \) hay \( x \ne \pm 3\) Đáp án D Câu 4. Phân thức \(\frac{{7x + 2}}{{5 - 3x}}\) có giá trị bằng \(\frac{{11}}{7}\) khi \(x\) bằng: A. 1 B. \(\frac{1}{2}\) C. 2 D. Không có giá trị \(x\) thỏa mãn Lời giải Điều kiện: \(5 - 3x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \frac{5}{3}\) Để \(\frac{{7x + 2}}{{5 - 3x}} = \frac{{11}}{7} \Leftrightarrow \left( {7x + 2} \right)7 = 11\left( {5 - 3x} \right) \Leftrightarrow 49x + 14 = 55 - 33x\) \( \Leftrightarrow 82x = 41 \Leftrightarrow x = \frac{1}{2}\) (thỏa mãn điều kiện) Đáp án B Câu 5. Tìm \(a\) để \(\frac{{a{x^4}{y^4}}}{{ - 4x{y^2}}} = \frac{{{x^3}{y^3}}}{{4y}}\): A. \(a = - 2x\) B. \(a = - x\) C. \(a = - y\) D. \(a = - 1\) Lời giải Ta có: \(a{x^4}{y^4}.4y = 4a{x^4}{y^5}\) và \( - 4x{y^2}.{x^3}{y^3} = - 4{x^4}{y^5}\) Để \(\frac{{a{x^4}{y^4}}}{{ - 4x{y^2}}} = \frac{{{x^3}{y^3}}}{{4y}}\)thì \(4a{x^4}{y^5} = - 4{x^4}{y^5}\). Do đó \(4a = - 4\) nên \(a = - 1\) Đáp án D Câu 6. Hãy tìm phân thức \(\frac{P}{Q}\) thỏa mãn đẳng thức: \(\frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{25{x^2} - 9}}\) A. \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{5x + 3}}\) B. \(\frac{P}{Q} = \frac{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\) C. \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\) D. \(\frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x - 3} \right)}^2}}}\) Lời giải \(\frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{25{x^2} - 9}} \\ \frac{{\left( {5x + 3} \right)P}}{{5x - 3}} = \frac{{\left( {2x - 1} \right)Q}}{{\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right)}}\) Suy ra \(\left( {5x + 3} \right)P\left( {5x + 3} \right)\left( {5x - 3} \right) = \left( {2x - 1} \right)Q\left( {5x - 3} \right)\) \( {\left( {5x + 3} \right)^2}P = \left( {2x - 1} \right)Q\\ \frac{P}{Q} = \frac{{2x - 1}}{{{{\left( {5x + 3} \right)}^2}}}\) Đáp án C Câu 7. Điều kiện để phân thức \(\frac{{2x - 5}}{3} < 0\) là? A. \(x > \frac{5}{2}\) B. \(x < \frac{5}{2}\) C. \(x < - \frac{5}{2}\) D. \(x > 5\) Lời giải Để \(\frac{{2x - 5}}{3} < 0\) thì \(2x - 5 < 0\) Suy ra \(2x < 5\) Do đó \(x < \frac{5}{2}\) Đáp án B Câu 8. Đưa phân thức \(\frac{{\frac{1}{3}x - 2}}{{{x^2} - \frac{4}{3}}}\) về phân thức có tử và mẫu là các đa thức với hệ số nguyên. A. \(\frac{{x - 6}}{{3{x^2} - 4}}\) B. \(\frac{{x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\) C. \(\frac{{x - 6}}{{{x^2} - 4}}\) D. \(\frac{{3x - 2}}{{3{x^2} - 4}}\) Lời giải Ta có: \(\frac{{\frac{1}{3}x - 2}}{{{x^2} - \frac{4}{3}}} = \frac{{3\left( {\frac{1}{3}x - 2} \right)}}{{3\left( {{x^2} - \frac{4}{3}} \right)}} = \frac{{x - 6}}{{3{x^2} - 4}}\) Đáp án A Câu 9. Tìm giá trị lớn nhất của phân thức \(A = \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}}\) A. 2 B. 4 C. 8 D. 16 Lời giải Ta có: \({x^2} - 2x + 5 = {x^2} - 2x + 1 + 4 = {\left( {x - 1} \right)^2} + 4\) Vì \({\left( {x - 1} \right)^2} \ge 0\forall x\) nên \({\left( {x - 1} \right)^2} + 4 \ge 4\forall x\) hay \({x^2} - 2x + 5 \ge 4\) \( \Rightarrow \frac{{16}}{{{x^2} - 2x + 5}} \le \frac{{16}}{4} \Leftrightarrow A \le 4\) Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} = 0 \Leftrightarrow x = 1\) Vậy với \(x = 1\) thì \(A\) đạt giá trị lớn nhất là 4. Đáp án B Câu 10. Cho \(4{a^2} + {b^2} = 5ab\) và \(2a > b > 0\). Tính giá trị của biểu thức \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}}\). A. \(\frac{1}{9}\) B. \(\frac{1}{3}\) C. 3 D. 9 Lời giải Ta có: \(4{a^2} + {b^2} = 5ab \Leftrightarrow 4{a^2} - 5ab + {b^2} = 0 \Leftrightarrow 4{a^2} - 4ab - ab + {b^2} = 0\) \( \Leftrightarrow 4a\left( {a - b} \right) - b\left( {a - b} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {4a - b} \right)\left( {a - b} \right) = 0\) Do \(2a > b > 0 \Rightarrow 4a > b \Rightarrow 4a - b > 0\) \( \Rightarrow a - b = 0 \Leftrightarrow a = b\) Vậy \(A = \frac{{ab}}{{4{a^2} - {b^2}}} = \frac{{a.a}}{{4{a^2} - {a^2}}} = \frac{{{a^2}}}{{3{a^2}}} = \frac{1}{3}\) Đáp án B
|