Lý thuyết tứ giácTứ giác ABCD là hình gồm bốn đoạn thẳng 1. Các kiến thức cần nhớ Tứ giác Định nghĩa : Tứ giác $ABCD$ là một hình gồm bốn đoạn thẳng $AB$ , $BC$ , $CD$ , $DA,$ trong đó bất kỳ hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. Tứ giác lồi Định nghĩa: Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác. Ví dụ: Tứ giác \(ABCD\) (hình 1) là tứ giác lồi ![]() Tổng các góc của một tứ giác ![]() Định lý : Tổng bốn góc của một tứ giác bằng ${360^0}.$ Ví dụ: Tứ giác \(ABCD\) có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C + \widehat D = 360^\circ \) Chú ý: Góc ngoài của tứ giác là góc kề bù với một góc của tứ giác. Ví dụ: Góc \(CBx\) là góc ngoài tại đỉnh \(B\) của tứ giác \(ABCD\) \( \Rightarrow \widehat {CBx} + \widehat {ABC} = 180^\circ .\) ![]() Đa giác đều Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau. 2. Các dạng toán thường gặp Dạng 1: Sử dụng tính chất về các góc của một tứ giác để tính góc Phương pháp: Ta sử dụng các kiến thức: + Tổng bốn góc của một tứ giác bằng${360^0}$ . + Góc ngoài của tứ giác là góc kề bù với một góc của tứ giác. Dạng 2: Sử dụng bất đẳng thức tam giác để giải các bài toán liên quan đến các cạnh của một tứ giác Phương pháp: Ta sử dụng các kiến thức sau: + Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại. + Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại. + Trong một tam giác, độ dài một cạnh bao giờ cũng lớn hơn hiệu và nhỏ hơn tổng các độ dài của hai cạnh còn lại. Nghĩa là: Trong tam giác \(ABC\) ta có $\left| {AB-AC} \right| < BC < AB + AC$.
|