Khái niệm chu kì tế bào

Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì. Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và chia thành hai tế bào con.

CHU KÌ TẾ BÀO

Chu kì tế bào là gì?

Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì. Chu kì tế bào là khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và chia thành hai tế bào con.

Chu kì tế bào nhân thực thường dài hơn và phức tạp hơn so với chu kì tế bào nhân sơ, do tế bào nhân thực có kích thước và số lượng NST lớn hơn nhiều so với tế bào nhân sơ.

Chu kì tế bào được chia thành mấy giai đoạn?

Ở tế bào nhân sơ, chu kì phân bào là quá trình trực phân.

Ở tế bào nhân thực, chu kì tế bào gồm: 

(1) kì trung gian giúp tế bào phát triển, tích lũy vật chất, nhân đôi DNA và NST;

(2) giai đoạn phân chia tế bào (pha M).

Trong đó, kì trung gian được chia nhỏ thành 3 pha lần lượt là: pha G1 → pha S → pha G2.

Các sự kiện xảy ra trong từng pha của chu kì tế bào diễn ra như thế nào?

Sự kiện chính của từng pha trong chu kì tế bào như sau:

  • Pha G1: Tế bào tổng hợp các phân tử cho quá trình sinh trưởng và gia tăng kích thước.

  • Pha S: Nhân đôi DNA và nhân đôi NST

  • Pha G2: Tổng hợp các chất chuẩn bị cho phân bào

Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào là gì?

Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào là hệ thống các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào, đảm bảo chu kì tế bào diễn ra bình thường. Có 3 điểm kiểm soát chính:


2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close