Lý thuyết Nguyên hàm Toán 12 Cùng khám phá

1. Khái niệm nguyên hàm

1. Khái niệm nguyên hàm

Cho hàm số f(x) xác định trên một khoảng K (hoặc một đoạn, một nửa khoảng). Hàm số F(x) được gọi là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên K nếu F’(x) = f(x) với mọi x thuộc K.

Chú ý:

Giả sử hàm số F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K. Khi đó:

a) Với mỗi hằng số C, hàm số F(x) + C cũng là một nguyên hàm của f(x) trên K.

b) Nếu hàm số G(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì tồn tại một hằng số C sao chp G(x) = F(x) + C với mọi x thuộc K.

Như vậy, nếu F(x) là một nguyên hàm của f(x) trên K thì mọi nguyên hàm của f(x) trên K đều có dạng F(x) + C (C là hằng số). Ta gọi F(x) + với C thuộc R là họ các nguyên hàm của f(x) trên K, kí hiệu f(x)dx=F(x)+C.

Ví dụ: Chứng minh kdx=kx+C với k là hằng số khác 0.

Giải:

Ta có (kx)=k nên F(x)=kx là một nguyên hàm của hàm số f(x)=k.

Vậy kdx=kx+C.

Nhận xét:

Ta có 0dx=C, dx=1dx=x+C.

2. Nguyên hàm của một số hàm số thường gặp

Nguyên hàm của hàm số lũy thừa

+ xαdx=xα+1α+1+C(α1)

+ 1xx=ln|x|+C

Ví dụ:

a) x5dx=16x6+C.

b) x2dx=12+1x2+1+C.

c) x1dx=1xdx=ln|x|+C.

Nguyên hàm của hàm số mũ

+ exdx=ex+C

+ axdx=axlna+C(0<a1)

Ví dụ:

a) 4xdx=4xln4+C.

b) e3xdx=(e3)xdx=(e3)xlne3+C=13e3x+C.

c) 2x.3xdx=6xdx=6xln6+C.

Nguyên hàm của hàm số lượng giác

+ cosxdx=sinx+C

+ sinxdx=cosx+C

+ 1cos2xdx=tanx+C

+ 1sin2xdx=cotx+C

Ví dụ:

a) (1+tan2x)dx=1cos2xdx=tanx+C.

b) Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x) = sinx, biết F(2π)=0.

Ta có sinxdx=cosx+C.

F(x) là nguyên hàm của hàm số f(x) = sinx nên có dạng F(x) = -cosx + C.

F(2π)=0 nên cos2π+C=0 hay 1+C=0, suy ra C = 1.

Vậy F(x) = 1 – cosx.

3. Tính chất cơ bản của nguyên hàm

Nếu hai hàm số f(x) và g(x) liên tục trên K thì:

+ kf(x)dx=kf(x)dx(k0)

+ [f(x)+g(x)]dx=f(x)dx+g(x)dx

+ [f(x)g(x)]dx=f(x)dxg(x)dx

Ví dụ:

a) 6x3dx=6x3dx=6.x44+C=32x4+C.

b) (3x2cosx)dx=3x2dxcosxdx=x3sinx+C.

c) (2cos2x5x)dx=21cos2xdx5xdx=2tanx5xln5+C.

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close