Lý thuyết hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Địa lí 6 Cánh DiềuLý thuyết hệ thống kinh vĩ tuyến tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Địa lí 6 Cánh Diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu. Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - KHTN... 1. Kinh tuyến và vĩ tuyến - Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. - Kinh tuyến là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. Các vĩ tuyến song song với nhau. - Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến được đánh số 0°, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (Anh). - Vĩ tuyến gốc (0°): là Xích đạo. - Xích đạo chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam. - Kinh tuyến gốc và kinh tuyến 180° chia Trái Đất thành bán cầu Tây và bán cầu Đông. 2. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ - Vĩ trí của một điểm trên bản đồ (hoặc Địa Cầu) được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó. - Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ từ Xích đạo đến vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ được xác định bằng vĩ độ và kinh độ đi qua điểm đó.
- Cách viết: Kinh độ trên, vĩ độ dưới hoặc vĩ độ trước, kinh độ sau. - Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ. Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm ![]() Sơ đồ tư duy hệ thống kinh vĩ tuyến. Tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ Địa lí 6 Cánh Diều
|