Lý thuyết Đường thẳng và mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo

1. Đường thẳng song song với mặt phẳng

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

1. Đường thẳng song song với mặt phẳng

- Nếu a và (P) có một điểm chung duy nhất thì ta nói a và (P) cắt nhau tại A. Kí hiệu a(P)=A hay a(P)={A}.

 

- Nếu a và (P) có từ 2 điểm chung phân biệt trở lên thì ta nói a nằm trong (P) hay (P) chứa a. Kí hiệu a(P) hay (P)a.

 

- Nếu a và (P) không có điểm chung thì ta nói a song song với (P) hay (P)song song với a. Kí hiệu là a//(P) hay (P)//a.

 

*Đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) nếu chúng không có điểm chung.

2. Điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng

  • Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng b nào đó nằm trong (P) thì ta nói a//(P).

 

3. Tính chất cơ bản của đường thẳng và mặt phẳng song song

 Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) theo giao tuyến b thì a // b.

 

* Hệ quả:

- Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Nếu qua điểm M thuộc (P) ta vẽ đường thẳng b song song với a thì b phải nằm trong (P).

 

- Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng (nếu có) cũng song song với đường thẳng đó.

 

* Mặt phẳng đi qua một trong hai đường thẳng chéo nhau và song song vơi đường thẳng còn lại

- Nếu a và b là hai đường thẳng chéo nhau thì qua a, có một và chỉ một mặt phẳng song song với b.

 

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close