Kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 Địa lí 12 - Đề số 1

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Điểm cực Bắc của nước ta là xã Lũng Cú thuộc tỉnh:

  • A

    Cao Bằng

  • B

    Hà Giang

  • C

    Yên Bái

  • D

    Lạng Sơn

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Điểm cực Bắc nước ta ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đâu không phải là đặc điểm của vị trí địa lí nước ta:

  • A

    vừa gắn liền với lục địa Á – Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.

  • B

    nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc

  • C

    trong khu vực có nền kinh tế năng động của thế giới.

  • D

    nằm ở trung tâm của châu Á.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nước ta nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á => Đặc điểm “nằm ở trung tâm khu vực châu Á” là không đúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khó khăn chủ yếu của vùng đồi núi là:

  • A

    Động đất, bão và lũ lụt.

  • B

    Lũ quét, sạt lở, xói mòn

  • C

    Bão nhiệt đới, mưa kèm lốc xoáy.

  • D

    Mưa giông, hạn hán, cát bay.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Bão, lũ lụt, hạn hán, cát bay là thiên tai chủ yếu ở đồng bằng.

=> Đáp án A, C, D sai.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điểm cực Đông của nước ta là xã Vạn Thạnh thuộc tỉnh:

  • A

    Ninh Thuận

  • B

    Khánh Hòa

  • C

    Đà Nẵng

  • D

    Phú Yên

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Điểm cực Đông nước ta ở vĩ độ l09024'Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi là:

  • A

    Được hình thành do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

  • B

    Có cả đất phù sa cổ lẫn đất badan.

  • C

    Được nâng lên yếu trong vận động Tân kiến tạo.

  • D

    Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là

  • A

    Có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới

  • B

    Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

  • C

    Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta cùng chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

  • D

    Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước láng giềng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

- Xác định từ khóa câu hỏi là:“ý nghĩa kinh tế”

- Áp dụng phương pháp loại trừ như sau:

+ Đáp án A: nhạy cảm với biến động chính trị

 ->  ý nghĩa chính trị -> Sai

+ Đáp án B: mở cửa, hội nhập, thu hút vốn

->  phát triển kinh tế -> Đúng

+ Đáp án C: chung sống hòa bình, hữu nghị -> ý nghĩa xã hội -> Sai

+ Đáp án D: nét tương đồng về văn hóa -> ý nghĩa văn hóa -> Sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng, nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây:

  • A

    Lương thực

  • B

    Thực phẩm.

  • C

    Công nghiệp.

  • D

     Hoa màu.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Bề mặt cao nguyên bằng phẳng, đất chủ yếu là feralit, khí hậu ôn hòa => thuận lợi để phát triển cây công nghiệp.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?

  • A

    vật liệu bồi đắp đồng bằng cửa sông ít.

  • B

    thường xuyên chịu ảnh hưởng của biển.

  • C

    các dãy núi lan sát ra biển chia cắt, sông ngắn nhỏ, ít phù sa.

  • D

    con người làm đê sông ngăn cách các đồng bằng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức các nhân tố ảnh hưởng đến đồng bằng miền Trung nước ta.

Lời giải chi tiết:

Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hep nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ, ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn...

Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít, biển đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo => đất kém màu mỡ, chủ yếu đất cát pha.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

  • A

    Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

  • B

    Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

  • C

    Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

  • D

    Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Phân tích tác động, vai trò của địa hình đồi núi đến các thành phần tự nhiên khác:  khí hậu, sông ngòi, sinh vật, đất đai.

Lời giải chi tiết:

Địa hình chủ yếu là đồi núí có tác động đến nhiều yếu tố, cụ thể:

- Địa hình đồi núi (hướng địa hình) + gió mùa => thiên nhiên phân hóa sâu sắc theo độ cao, đông tây, bắc nam. => phân hóa khí hậu, đất đai, sinh vật giữa các vùng.

- Đồi núi thấp góp phần bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đồi núi chia cắt manh + mưa lớn -> làm phong phú thêm mạng lưới sông ngòi.

- Đồi núi cung cấp nhiều tài nguyên: khoáng sản, lâm sản, động thực vật quý…..

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi không chỉ giúp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của miền này, mà còn có tác dụng bảo vệ sinh thái cho cả vùng đồng bằng bởi

  • A

    miền núi nước ta giàu tài nguyên khoáng sản.

  • B

    phù sa của các con sông lớn mang vật liệu từ miền đồi núi bồi đắp cho vùng đồng bằng.

  • C

    nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển.

  • D

     giữa địa hình đồi núi và đồng bằng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện đại.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Liên hệ về:

- Mối quan hệ giữa đồi núi  và đồng bằng

- Vai trò tác đông qua lại của chúng.

Lời giải chi tiết:

Thứ 1: Về mặt phát sinh: ở nước ta, sông lớn mang vật liệu bào mòn từ vùng núi bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Thứ 2: Về vai trò, tác động qua lại:

- Khai thác, bảo vệ tài nguyên vùng núi (ví dụ rừng) giúp:

+  mang lại hiệu quả kinh tế cao (cung cấp gỗ, sinh vật quý băng hiếm..); hạn chế sạt lở, xói mòn, địa hình, lũ quét…ở miền núi

+ đồng thời: bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế thiên tai lũ lụt cho vùng đồng bằng.

- Vùng núi là thượng nguồn các con sông lớn đổ về đồng bằng  hạ lưu sông => mọi hoạt động khai thác gây ô nhiễm vùng núi đều ảnh hưởng đến miền đồng bằng phía dưới. (ví dụ khai thác khoáng sản).

Đáp án - Lời giải
close