Hương làng trang 20, 21 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì. Tìm những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá. Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào. Theo em, vì sao bài văn có tên là Hương làng. Đọc câu sau và hoàn chỉnh sơ đồ so sánh ở bên dưới. Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc miêu tả những hương thơm của làng quê ở từng thời điểm khác nhau.

 

Bài đọc:

Hương làng

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. 

Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà,... hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi.

Theo BĂNG SƠN

Đọc hiểu:

Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 1 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

Câu 2: Tìm những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá. 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 2, đoạn 4 của bài đọc. 

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ tả hương thơm hoa, lá là: thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, đượm mùi thơm.

Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn 3 của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

Ngày mùa, làng quê tác giả có hương thơm của cốm, hương lúa, hương rơm rạ. 

Câu 4: Theo em, vì sao bài văn có tên là Hương làng

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và nói lên cảm nhận của mình. 

Lời giải chi tiết:

Bài văn có tên là Hương làng vì làng quê tác giả luôn có những làn hương mộc mạc, quen thuộc, chân chất. 

Luyện tập: 

Câu 1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh sơ đồ so sánh ở bên dưới:

Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê những mùi thơm ấy, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ câu văn để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động 1: hít thở những mùi thơm ấy

Từ so sánh: giống như

Hoạt động 2: hít hà hương thơm từ nồi cươm gạo mới mẹ bắc ra. 

Câu 2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:

a) Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

VŨ TÚ NAM

b) Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn tròn

Trên sân, trên cỏ.

PHẠM HỔ

c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. 

BÙI HIỂN

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

a) Lượn lờ đờ so sánh với trôi trong nắng.

b) Chạy so sánh với lăn tròn

c) Chồm lên hụp xuống so sánh với nô giỡn. 

  • Viết thư thăm bạn trang 23 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Đọc bức thư sau và trao đổi. Quỳnh Ngọc viết thư cho ai. Dòng đầu bức thư, bạn ấy viết gì. Quỳnh Ngọc hỏi thăm bạn về điều gì, kể với bạn những gì. Cuối bức thư, Quỳnh Ngọc viết gì. Hãy đóng vai bạn Hà, viết một bức thư trả lời Quỳnh Ngọc.

  • Làng em trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Làng quê của bạn nhỏ ở đâu. Hình dáng ngôi làng có gì đặc biệt. Làng quê của bạn nhỏ đã đổi thay như thế nào so với trước kia. Ngôi trường mới được bạn nhỏ miêu tả như thế nào. Hai dòng thơ cuối thể hiện điều gì. Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu thơ sau. Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau. Đặt câu phân biệt hai từ có nghĩa trái ngược nhau tìm được trong bài tập 2.

  • Nhớ - viết: Sông quê trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nhớ – viết: Sông quê (3 khổ thơ đầu). Tìm chữ phù hợp với ô trống: Chữ s hay x. Chữ n hay ng. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống.

  • Nghe - kể: Kho báu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Nghe và kể lại câu chuyện. Trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Em hiểu kho báu mà người cha dặn các con tìm là gì. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì.

  • Phép mầu trên sa mạc trang 27, 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều

    Người dân I-xra-en đã biến sa mạc thành đồng ruộng xanh tốt bằng cách nào. Các trang trại thủy sản của I-xra-en được lập ra ở đâu. Nhờ đâu mà người I-xra-en đã làm nên “phép mầu trên sa mạc”. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì. Tìm các từ ngữ chỉ những sự vật thể hiện đặc điểm của nông thôn mới.

close