Giải VBT ngữ văn 9 bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Giải câu 1, 2, 3, bài Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh trang 15, 16 VBT ngữ văn 9 tập 1.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 15 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau:

- Thân cây…

- Lá chuối tươi…

- Lá chuối khô…

- Nõn chuối…

- Bắp chuối…

- Quả chuối…

Phương pháp giải:

- Chú ý miêu tả bằng cách nêu đặc điểm bên ngoài, so sánh với các sự vật khác để làm rõ đối tượng thuyết minh.

- Ví dụ: lá chuối to bản, màu xanh mát, khi mới hình thành, trông như bức thư cuộn. (Bởi thế mà Nguyễn Trãi nói: "Tình thư một bức phong còn kín".)

Lời giải chi tiết:

Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh:

- Thân cây chuối có hình trụ, nhẵn bóng gồm nhiều lớp bẹ xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ trong ra ngoài.

- Lá chuối tươi to bản xanh mướt, nom chẳng khác một con thuyền xanh úp ngược, che mát cho cả khóm.

- Lá chuối khô không còn màu xanh mà chuyển sang màu đất. Khi ấy lá không còn vươn lên mà rũ xuống, nằm ép mình như còn cố bao bọc, chở che cho thân cây.

- Nõn chuối khi nhú lên có màu xanh non rất đặc trưng, gọi là màu nõn chuối. Từ chỗ cuộn chặt, nõn chuối lớn dần, lỏng ra. Chẳng mấy chốc nõn chuối nở òa thành một tàu chuối.

- Bắp chuối hay còn gọi là hoa chuối có màu tím nhạt hoặc tím sẫm. Bắp chuối vươn lên từ giữa lòng thân cây chuối. Đấy chính là một bông hoa lớn chứa rất nhiều quả chuối non xếp thành từng nải chuối.

- Quả chuối xếp thành nải chuối. Khi mới xuất hiện, nải chuối giống như một bàn tay xinh xắn có những ngón trắng hồng. Cả khi lớn, nải chuối vẫn giống bàn tay. Chả thế mà người ta ví von có người có bàn tay chuối mắn!

Câu 2

Câu 2 (trang 15 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn:

Một lần đến thăm trường Cao đẳng mĩ thuật công nghiệp Hà Nội, bác Hồ gợi ý nên phát triển đồ sứ dân tộc, Bác nói người Việt thường dùng chén chứ không dùng tách. Tách là loại chén uống nước của người Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống thì bưng hai tay mà mời. Bác vừa cười vừa làm động tác. Có uống thì nâng hai tay xoa xoa rồi mới uốn, mà uống rất nóng. Đấy, dân tộc đấy. Bác nói tiếp, cái chén còn rất tiện lợi, do không có tai nên khi xếp chồng rất gọn, không vướng, khi rửa cũng dễ sạch.

(Theo Phạm Côn Sơn, Làng nghề truyền thống Việt Nam)

Phương pháp giải:

Đọc đoạn văn, tìm yếu tố miêu tả về hình dáng và tách chén, cách uống, cách rửa, khi thu dọn.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố miêu tả trong đoạn văn: Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. Chén của ta không có tai. Khi mời ai uống trà thì bưng hai tay mà mời. Có uống cũng nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.

Câu 3

Câu 3 (trang 15 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Đọc văn bản Trò chơi ngày xuân trang 26, 27 và chỉ ra những câu miêu tả trong đó.

Phương pháp giải:

Chỉ ghi ra những câu văn miêu tả và có yếu tố miêu tả trong đó.

Lời giải chi tiết:

- Những câu văn miêu tả:

+ Những con thuyền thúng nhỏ mang theo các làn điệu dân ca điểm thêm cho không khí ngày xuân nét thơ mộng, trữ tình.

+ Lân được trang trí công phu, râu ngũ sắc, lông mày bạc, mắt lộ to, thân mình có các họa tiết đẹp.

+ Hai tướng (tướng ông, tướng bà) của từng bên đều mặc trang phục thời xưa lộng lẫy có cờ đuôi nheo đeo chéo sau lưng và được che lọng.

LXemloigiai.com

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close