Giải VBT ngữ văn 8 bài Câu ghép (tiếp theo)

Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Câu ghép trang 97 VBT ngữ văn 8 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 (trang 97 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép dưới đây (SGK tr. 124) và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.

Phương pháp giải:

Cần nhớ kĩ các loại qua hệ trong câu ghép thường gặp (xem Ghi nhớ, SGK tr.123)

Lời giải chi tiết:

a) Quan hệ giữa vế câu (1) và vế câu (2) là quan hệ nguyên nhân - kết quả. Quan hệ giữa vế câu (2) với vế câu (3) là quan hệ giải thích, vế câu (3) giải thích cho điều ở vế câu (2).

b) Hai vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả.

c) Các vế câu có quan hệ tăng tiến.

d) Các vế câu có quan hệ tương phản. 

e) Đoạn trích này có hai câu ghép. Câu đầu dùng từ rồi nối hai vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không dùng quan hệ từ nối hai vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được giữa hai vế câu chứa quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Câu 2 (trang 98 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc đoạn trích (trang 124, 125 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a. Tìm câu ghép trong những đoạn trích trên

b. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép

c. Có thể tách mỗi vế câu nói trên thành một câu đơn không? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

a)

Biển đẹp của Vũ Tú Nam gồm có năm câu, bốn câu sau đều là câu ghép.

- Đoạn văn cùa Thi Sảnh có ba câu, chỉ có câu thứ hai và câu thứ ba là câu ghép.

b)

- Ở đoạn văn của Vũ Tú Nam, quan hệ điều kiện (vế đầu chỉ điều kiện, vế sau chỉ kết quả).

- Ở đoạn văn của Thi Sánh, quan hệ nguyên nhân (vế đầu chỉ nguyên nhân, vế sau chỉ kết quả).

c) Không nên tách mỗi vế câu trong những câu ghép ở trên thành những câu đơn, bởi vì mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu này rất chặt chẽ.

Câu 3 (trang 98 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

 

Lời giải chi tiết:

- Hai câu ghép:

+ "Việc thứ nhất: lão thì già…trông coi nó"

+ "Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi… hàng xóm gì cả"

- Xét về mặt lập luận, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ không bảo đàm được tính mạch lạc của lập luận.

- Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để diễn tả đúng cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc.

Câu 4 (trang 99 VBT Ngữ văn 8, tập 1)

Phương pháp giải:

Về khả năng tách vế câu ghép thành câu đơn riêng lẻ, cần chú ý:

- Trong cấu trúc, nếu có những cặp từ tương ứng (như càng ... càng ..., nếu ... thì..., ...) thì việc tách vế câu thành câu riêng là khó khăn vì sự liên kết giữa hai vế sẽ dễ bị phá vỡ.

- Về mặt biểu hiện, độ dài ngắn của câu cần phải thích ứng với nội dung của lời nói, thái độ người nói, với mục đích của lời... Lời nói xây dựng thành một chuỗi câu đơn ngắn, riêng lẻ là cần thiết khi người nói, vì lí do nào đó không đủ sức nói dài dòng, như hồi hộp, xúc động quá chẳng hạn,... Ngược lại, câu tương đối dài lại thích hợp hơn với nội dung tâm tình, thuyết phục, van xin...

Lời giải chi tiết:

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện. Nếu tách mỗi vế câu này thành một câu đơn thì sẽ phá vỡ mối quan hệ ý nghĩa nêu trên.

 b) Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ ba thành những câu đơn thì hàng loạt các câu đơn đặt cạnh nhau như vậy khiến chúng ta hình dung nhân vật (chị Dậu) nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào, không gợi được cách nói kể lể, van xin thiết tha của nhân vật như cách viết của tác giả.

xemloigiai.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close