Giải Bài Ôn tập giữa học kì 1 - Ôn tập 3 SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo

Tải về

Giải Bài Ôn tập giữa học kì 1 - Ôn tập 3 SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần đọc, viết, luyện từ và câu, kể chuyện,....

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1: Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi hình.

b. Mỗi đoạn thơ trên có trong bài đọc nào?

Phương pháp giải:

a. Em quan sát các hình vẽ để tìm từ tương ứng với hình vẽ.

b. Nhớ lại xem đoạn thơ đó thuộc bài đọc nào.

Lời giải chi tiết:

* Bài 1:

Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

=> Bài thơ Mẹ

* Bài 2:

Tên cùng em ra đường

Tên theo em đến lớp

Như viên ngọc vô hình

Tên không rơi, không mất.

=> Bài thơ Những cái tên

* Bài 3:

- Ngày hôm qua ở lại

Trong hạt lúa mẹ trồng

Cánh đồng chờ gặt hái

Chín vàng màu ước mong.

=> Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?

* Bài 4:

Bà ngoại chăm làm vườn

Vườn bà bao nhiêu chuối

Yêu cháu, bà trồng na

Chẳng nghĩ mình cao tuổi.

=> Bài thơ Bà nội, bà ngoại

Câu 2: Đọc thuộc lòng những câu em thích trong một bài thơ đã tìm được tên là bài tập 1.

Lời giải chi tiết:

Em chủ động lựa chọn đoạn thơ mình thích để học thuộc.

Câu 3: Trao đổi với bạn về hình ảnh em thích trong một bài thơ được nhắc đến ở bài tập 1.

Phương pháp giải:

Em chọn một hình ảnh mà em thích trong 1 bài thơ được nhắc đến ở bài tập 1 rồi chia sẻ theo gợi ý sau:

- Hình ảnh em thích là hình ảnh nào?

- Nằm trong bài thơ nào?

- Vì sao em thích hình ảnh đó?

Lời giải chi tiết:

Tham khảo:

- Mình thích hình ảnh “Mẹ là ngọn gió của em suốt đời” trong bài thơ Mẹ. Vì hình ảnh đó giúp mình cảm nhận sâu sắc hơn nữa về tình yêu thương mà người mẹ dành cho con của mình. Mẹ có thể hi sinh tất cả những điều tốt đẹp nhất để dành cho con cái. Đi suốt cả cuộc đời tình cảm ấy cũng sẽ không bao giờ thay đổi.

- Mình thích hình ảnh tên như viên ngọc vô hình, không rơi cũng không mất đi được trong bài Những cái tên. Vì hình ảnh đó khiến mình cảm nhận sâu sắc hơn nữa về sự trân trọng, nâng niu mà bố mẹ đặt vào mỗi cái tên dành cho con cái mình. Từ đó mình cũng thêm yêu tên của mình, cố gắng ngoan ngoãn, học tốt để xứng đáng với cái tên mà bố mẹ đã đặt.

- Mình thích hình ảnh “Ngày hôm qua ở lại / Trong vở hồng của con” trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? Bởi vì hình ảnh này nhắc nhở em rằng cần phải học tập chăm chỉ, không được lãng phí thời gian.

- Mình thích hình ảnh “Yêu cháu bà trồng na / Chẳng nghĩ mình cao tuổi” trong bài Bà nội, bà ngoại. Hình ảnh này cho mình hiểu thêm về tình cảm bà dành cho các cháu. Bà có thể làm tất cả mọi thứ để cho cháu được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Trồng chuối sẽ nhanh được thu hoạch hơn, trồng na thì rất lâu mới được thu hoạch nhưng bà vẫn trồng na. Tất cả là bởi vì bà rất yêu các cháu.

Câu 4: Kể chuyện

a. Xem tranh, nói 1 – 2 câu về nội dung của từng bức tranh

b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.

Vai diễn của Mít

Theo Phương Tố Trân, Tuệ Như dịch

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Phương pháp giải:

- Quan sát tranh xem có những nhân vật nào trong tranh để đoán tình huống câu chuyện

- Đọc kĩ câu hỏi và các bóng nói trong mỗi bức tranh.

Lời giải chi tiết:

a. Xem tranh và nói 1 – 2 câu theo nội dung từng bức tranh:

* Tranh 1:

Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà háo hức tới xem Mít biểu diễn.

* Tranh 2:

Mít đóng vai cái cây.

* Tranh 3:

Bố mẹ đã sớm nhận ra Mít trong vai cái cây từ lâu. Hai người vẫn luôn dõi theo Mít trên sân khấu. Bố còn nói rằng vai diễn cái cây cũng rất quan trọng.

* Tranh 4:

Khi vai diễn kết thúc, bố mẹ đã ôm Mít vào lòng và nói rằng “Bố mẹ rất tự hào vì con.”

b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh:

* Tranh 1:

Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà đến và háo hức chờ xem vai diễn của cậu. Khi vở kịch bắt đầu, các vai diễn chính phụ đều lần lượt xuất hiện. Thế nhưng bố mẹ vẫn chưa thấy Mít đâu.

* Tranh 2:

Khi vở kịch đổi sang màn khác. Ngoài các nhân vật chính, còn có một cây cổ thụ đứng sát góc phải của sân khấu. Cái cây vươn tay cầm tấm bảng có chữ “rừng rậm”. Tuy chỉ là vai cảnh, nhưng cái cây rất nghiêm túc đứng im, làm tròn vai diễn của mình.

* Tranh 3:

Quan sát một lúc, bà Tám bỗng cất tiếng:

- Cái cây đó hình như là Mít đó.

Bố đã nhận ra Mít ngay từ khi Mít xuất hiện trên sân khấu. Mái tóc bồng bềnh của cậu con trai là điểm đặc biệt thu hút mọi người. Nghe bà Tám nói vậy, bố cười nói:

- Tôi cũng thích đóng vai cái cây. Không cần phải học lời thoại.

Bà Tám chậc lưỡi:

- Nhưng đó chỉ là vai cảnh thôi.

Giọng bố nghiên túc:

- Thì sao chứ? Vai cảnh cũng quan trọng lắm.

* Tranh 4:

Khi vở kịch kết thúc, Mít chạy xuống, rốt rít khoe:

- Bố mẹ thấy con đóng có hay không? Cô giáo khen con đứng rất im.

Bố mẹ ôm Mít vào lòng thì thầm:

- Hay lắm! Bố mẹ rất tự hào về em!

c. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Lớp của Mít biểu diễn kịch. Cả nhà đến và háo hức chờ xem vai diễn của cậu. Khi vở kịch bắt đầu, các vai diễn chính phụ đều lần lượt xuất hiện. Thế nhưng bố mẹ vẫn chưa thấy Mít đâu.

Khi vở kịch đổi sang màn khác. Ngoài các nhân vật chính, còn có một cây cổ thụ đứng sát góc phải của sân khấu. Cái cây vươn tay cầm tấm bảng có chữ “rừng rậm”. Tuy chỉ là vai cảnh, nhưng cái cây rất nghiêm túc đứng im, làm tròn vai diễn của mình.

Quan sát một lúc, bà Tám bỗng cất tiếng:

- Cái cây đó hình như là Mít đó.

Bố đã nhận ra Mít ngay từ khi Mít xuất hiện trên sân khấu. Mái tóc bồng bềnh của cậu con trai là điểm đặc biệt thu hút mọi người. Nghe bà Tám nói vậy, bố cười nói:

- Tôi cũng thích đóng vai cái cây. Không cần phải học lời thoại.

Bà Tám chậc lưỡi:

- Nhưng đó chỉ là vai cảnh thôi.

Giọng bố nghiên túc:

- Thì sao chứ? Vai cảnh cũng quan trọng lắm.

Khi vở kịch kết thúc, Mít chạy xuống, rốt rít khoe:

- Bố mẹ thấy con đóng có hay không? Cô giáo khen con đứng rất im.

Bố mẹ ôm Mít vào lòng thì thầm:

- Hay lắm! Bố mẹ rất tự hào về em!

xemloigiai.com

Tải về

close