Giải mục 3 trang 60, 61, 62 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám pháCho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Tìm hình chiều của các điểm A′,C′,D′ lên mặt phẳng (ABCD) theo phương của đường thẳng BB′ Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn Hoạt động 4 Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Tìm hình chiều của các điểm A′,C′,D′ lên mặt phẳng (ABCD) theo phương của đường thẳng BB′ Phương pháp giải: Tìm đường thẳng song song với đường thẳng BB′ xuất phát từ các điểm A′,C′,D′ Lời giải chi tiết:
Hình chiếu lần lượt là A,C,D Luyện tập 6 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Biết rằng hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm H của cạnh AD. Xác định hình chiếu của: a) Tam giác SBC trên mặt phẳng (ABCD) b) Các cạnh SB và SC trên mặt phẳng (SAD) Phương pháp giải: a) Tìm hình chiếu của S lên mặt phẳng (ABCD) là xong vì B,C∈(ABCD) b) Chứng minh BA,CD⊥(SAD)⇒A,D là hình chiếu của B và C trên (SAD) Lời giải chi tiết:
a) Ta có SH⊥(ABCD) nên H là hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD) Vì B,C∈(ABCD) nên hình chiếu của ΔSBC lên (ABCD) là ΔHBC b) Vì SH⊥(ABCD)⇒SH⊥AB,SH⊥CD Vì {AB⊥SHAB⊥AD⇒AB⊥(SAD)⇒ Hình chiếu vuông góc của B lên (SAD) là A Vậy hình chiếu của SB lên (SAD) là SA Vì {CD⊥SHCD⊥AD⇒CD⊥(SAD)⇒ Hình chiếu vuông góc của C lên (SAD) là D Vậy hình chiếu của SC lên (SAD) là SD Hoạt động 5 Cho đường thẳng b không nằm trong mặt phẳng (α) và không vuông góc với (α). Gọi A,B là hai điểm phân biệt trên b và A′,B′ lần lượt là hình chiếu của A,B trên (α). Gọi b′ là đường thẳng đi qua A′,B′ thì b′ là hình chiếu vuông góc của b trên mặt phẳng (α). Xét a là một đường thẳng nằm tròn (α). a) Nếu a⊥b′ thì a có vuông góc với b không? Vì sao? b) Nếu a⊥b thì a có vuông góc với b′ không? Vì sao?
Phương pháp giải: Chứng minh a⊥AA′ Chứng minh a⊥(AA′B′B) từ đó suy ra a⊥b′ và a⊥b Lời giải chi tiết: a) Vì {AA′⊥(α)a⊂(α)⇒AA′⊥a Vì {a⊥b′a⊥AA′⇒a⊥(AA′B′B). Mà b⊂(AA′B′B)⇒a⊥b b) Vì {AA′⊥(α)a⊂(α)⇒AA′⊥a Vì {a⊥ba⊥AA′⇒a⊥(AA′B′B). Mà b′⊂(AA′B′B)⇒a⊥b′ Luyện tập 7 Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân đỉnh B và hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABC) là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng các đường thẳng AC và SB vuông góc với nhau. Phương pháp giải: Lấy G là trọng tâm của ΔABC. Chứng minh BG là hình chiếu vuông góc của SB xuống (ABC) kết hợp với AC⊥BG từ đó suy ra AC⊥SB Lời giải chi tiết:
Gọi G là trọng tâm của ΔABC. Ta có SG⊥(ABC) (gt), suy ra BG là hình chiếu vuông góc của SG xuống (ABC) (1) Vì ΔABC cân tại B suy ra BG⊥AC (2) Từ (1) và (2), suy ra AC⊥SB (định lý ba đường vuông góc)
|