Bài 12. Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt”: Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Trả lời câu hỏi trang 76 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Đối mặt”: Kể tên các luật, bộ luật của Việt Nam. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một luật hoặc bộ luật mà em biết.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và cùng các bạn thực hiện trò chơi.

Lời giải chi tiết:

* Tên các luật, bộ luật của Việt Nam

- Bộ Luật dân sự

- Bộ luật Tố tụng dân sự

- Bộ luật Hình sự

- Bộ luật Tố tụng Hình sự

- Bộ luật hàng hải

- Bộ luật Lao động...

* Một bộ luật mà em biết: Bộ luật Lao động

- Phạm vi điều chỉnh: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

- Đối tượng áp dụng:

1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.

2. Người sử dụng lao động.

3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Khám phá

Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 76 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy quan sát sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam để trả lời câu hỏi:

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ phận nào?

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

3. Em hãy nêu ví dụ minh họa cho cấu trúc của hệ thống pháp luật.

Phương pháp giải:

- Em quan sát kĩ sơ đồ và nếu những bộ phận cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Nêu được biểu hiện của hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

- Nêu được các ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết:

1. Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm: Ngành Luật, Chế định pháp luật và Quy phạm pháp luật

2. Hình thức thể hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật Việt Nam được biểu hiện bằng: Văn bản luật, văn bản dưới luật.

3. Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).

Khám phá

Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 78 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Dựa vào sơ đồ Hệ thống pháp luật Việt Nam, kết hợp với đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:

 

1. Kể tên các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó.

2. Nêu các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của văn bản.

Phương pháp giải:

Em dựa vào sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam và đọc kĩ thông tin để trả lời những câu hỏi liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật.

Lời giải chi tiết:

1. Các văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản đó là:

- Luật giao thông được cơ quan ban hành là Bộ Giao thông vận tải

- Luật giáo dục được cơ quan ban hành là Bộ giáo dục và Đào tạo

- Luật kinh tế được ban hành bởi Bộ Công thương

2. Văn bản quy phạm pháp luật gồm các đặc điểm:

+ Có chứa quy phạm pháp luật.

+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

Khám phá

Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 79 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các văn bản sau để trả lời câu hỏi:

1. Nêu những điểm giống và khác nhau của các văn bản trên về thẩm quyền ban hành, mục đích ban hành, đối tượng thực hiện và phạm vi áp dụng văn bản.

2. Hãy cho biết mối liên hệ giữa hai văn bản trên.

Phương pháp giải:

Em đọc hai văn bản và tìm ra các điểm giống nhau, khác nhau và mối liên hệ của hai văn bản.

Lời giải chi tiết:

1. Điểm giống nhau là cả 2 đều là văn bản quy phạm pháp luật và đều có các đặc điểm:

- Có chứa quy phạm pháp luật.

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Hình thức, trình tự, thủ tục ban hành do luật quy định.

Điểm khác nhau là:

- Văn bản thứ nhất là văn bản dưới luật: Quyết định, mục đích ban hành là xử phạt vi phạm hành chính công ty kinh doanh thực phẩm TH

- Văn bản thứ hai là văn bản luật: Hiến pháp, mục đích ban hành luật áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời. 

2. Mối liên hệ của hai văn bản trên là: Văn bản thứ hai là cơ sở, nền tảng để văn bản thứ nhất áp dụng quy định luật mà tiến hành theo.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 80 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Theo em, các nhận định sau đúng hay sai? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em đọc các nhận định và dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

a. Đúng vì báo cáo nêu lên những việc làm nên và không nên đối với việc bảo vệ trẻ em.

b. Đúng vì quyết định xử phạt các hành vi quy phạm pháp luật

c. Sai. Vì lệ làng là những quy định được nêu ra cho mọi người cùng thực hiện để sinh hoạt xóm làng.

d. Đúng. Vì pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao

e. Đúng. Vì Chúng được ban hành để giải quyết những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 81 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy cho biết văn bản nào sau đây thuộc về hệ thống pháp luật Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Văn bản thuộc về hệ thống pháp luật Việt Nam là:

a. Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẳm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ.

b. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 14 - 6 - 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

e. Luật Giáo dục năm 2019.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 81 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xác định và sắp xếp các văn bản sau đây theo bảng mẫu gợi ý và giải thích lí do.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức bài học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Văn bản quy phạm pháp luật: e, c

=> Nêu ra các mức phạt cho những ai quy phạm pháp luật.

Văn bản áp dụng pháp luật: a, b, d, g

=> Vì đưa ra những điều luật mà công dân phải thực hiện.

Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 81 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy sắp xếp các văn bản dưới đây theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp.

Phương pháp giải:

Em đọc các văn bản và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp các văn bản theo hiệu lực pháp lí từ cao xuống thấp là: g, c, b, d, e, h, a.

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 82 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy sưu tầm hai văn bản quy phạm pháp luật và cho biết cơ quan ban hành, mục đích ban hành, đối tượng và phạm vi áp dụng của văn bản.

Phương pháp giải:

Em dựa vào hiểu biết và kiến thức đã học để sưu tầm.

Lời giải chi tiết:

+ Hiến pháp, luật, nghị quyết 

- Cơ quan ban hành: Quốc hội

- Mục đích: Ban hành luật pháp để công dân thực hiện và rèn luyện đạo đức có chuẩn mực

- Đối tượng: Công dân Việt Nam

- Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

+ Lệnh, quyết định

- Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước

- Mục đích: Ban hành các điều lệnh và nghị quyết để công dân thực hiện

- Đối tượng: Công dân Việt Nam

- Phạm vi áp dụng: Trên lãnh thổ Việt Nam

Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 82 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy sưu tầm một văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục và chia sẻ những điều em biết về văn bản đó.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.

Lời giải chi tiết:

Nghị định này quy định, chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, bao gồm: Thời gian nghỉ hè của nhà giáo; phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự; chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; học bổng khuyến khích học tập; học bổng chính sách và miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên.

Theo đó, quy định thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau:

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;

- Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;

- Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close